Thứ năm 14/11/2024 05:48

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Hết âm mưu này sang âm mưu khác, Việt Tân và bè lũ phản động lưu vong ở nước ngoài không từ bỏ mọi âm mưu và thủ đoạn, phá hoại những thành quả mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử là chiêu bài chúng thường dùng để đầu độc người dân. Và thâm độc hơn, chúng đang hướng tới thế hệ trẻ - tương lai của dân tộc, khi một bộ phận còn chưa nhận thức đầy đủ về lịch sử và dễ bị lôi cuốn, tò mò vào những câu chuyện “ly kỳ” mà chúng vẽ ra; đặc biệt, khi hiện nay mạng xã hội bùng nổ, trở thành môi trường để chúng lợi dụng.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút hàng chục nghìn du khách mỗi ngày. Ảnh: Nghĩa Thành

Vừa qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chính thức mở cửa, mở ra một không gian trải nghiệm để khách tham quan cảm nhận và hiểu sâu sắc về cuộc đấu tranh giành độc lập của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đây là sự kiện tạo sức hút mạnh tới các tầng lớp nhân dân và nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhưng đây cũng là thời điểm mà bè lũ phản động lưu vong ở nước ngoài lợi dụng tung ra các chiêu bài, đòn đánh, hỏa mù xuyên tạc lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chúng đã đăng tải trên mạng xã hội rằng: “Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa được trưng bày trong Viện bảo tàng Quân sự Việt Nam tại Hà Nội là một hiện tượng lạ chưa từng xảy ra sau gần 50 năm dưới chế độ CSVN”... Rõ ràng đây là một sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ gây hiểu lầm và tạo dư luận trái chiều đúng với ý đồ và âm mưu nham hiểm của chúng.

Thực tế, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật lịch sử chiến tranh với hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia cùng nhiều hiện vật quý giá. Trong các gian trưng bày có một tủ kính trưng bày các hiện vật chiến tranh như: súng, điện đài, trang phục… và thứ khiến các thế lực thù địch chú ý, lợi dụng để xuyên tạc đó là cờ vàng 3 sọc đỏ.

Lá cờ này không là đại diện cho bất kỳ chính thể và không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và Liên Hợp Quốc công nhận hiện nay. Việc đưa hiện vật (là chiến tích của bên chiến thắng) vào bảo tàng là việc làm bình thường đối với một quốc gia, dân tộc. Thứ hai, cho dù đó là lá cờ hay một hiện vật gì đi nữa, được trưng bày công khai trong không gian đó thể hiện cách nhìn hết sức khách quan đối với tiến trình của lịch sử. Mặc dù đó là lịch sử đau thương, đầy máu và nước mắt. Thứ ba, là để các thế hệ, các du khách trong và ngoài nước có cảm nhận khách quan về lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vô cùng oanh liệt của các thế hệ cha anh. Bố trí hiện vật lá cờ vàng ba sọc (dân gian thường gọi là cờ "ba que") hoàn toàn không liên quan và không phải là sự "thừa nhận" hay có một "ẩn ý" gì luận điệu xuyên tạc của những kẻ phản động, hòng rắp tâm phục hồi cái "thây ma" nguỵ quyền Sài Gòn.

Cờ vàng ba sọc đỏ chỉ là quá khứ đáng hổ thẹn của chế độ Việt Nam Cộng hoà, nguỵ quyền Sài Gòn “bù nhìn”, “bán nước hại dân”. Nó không đủ tư cách đại diện cho dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm anh dũng, quật cường.

Những kẻ lợi dụng lá cờ vàng ba sọc để xuyên tạc hình ảnh Việt Nam với hy vọng phá hoại mối bang giao giữa Việt Nam và các nước. Thậm chí là tiến hành những vận động để có được cái gọi là tính “chính danh” cho một thứ biểu tượng đã không còn tồn tại, bị ném vào sọt rác của lịch sử.

Như Báo Công Thương từng nhiều lần khẳng định, chỉ có lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lá cờ có sức vẫy gọi cổ vũ biết bao thế hệ người Việt Nam đấu tranh xóa bỏ xiềng xích, làm chủ đất nước, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, đã trở thành biểu tượng cho sức sống Việt Nam, vị thế Việt Nam. Đó là chân lý, là logic của thời đại. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không một thế lực nào có thể ngăn cản được.

Ẩn sâu trong từng hiện vật được lựa chọn kỹ càng trong các gian trưng bày là những câu chuyện về lịch sử, về một Việt Nam quật cường nhưng đầy nhân văn. Trưng bày các hiện vật đã tạo nên quá khứ tội ác không có nghĩa là thừa nhận nó mà đơn giả đó là bằng chứng lịch sử của quá khứ tội ác ấy. Có thể thấy, nhiều bảo tàng của ta hiện nay hầu hết còn lưu giữ lại rất nhiều hình ảnh, hiện vật chiến tranh để các thế hệ sau có thể thấy rõ tội ác chiến tranh cũng như sự hy sinh xương máu của cha ông ta, các chiến sĩ cách mạng để giành lấy độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Nhiều bảo tàng trên thế giới cũng trưng bày các hiện vật của đối phương. Đài tưởng niệm Chiến tranh Canberra ở Australia - nơi đây hiện hữu bảo tàng chiến tranh ở đất nước của những người từng tham chiến trong cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam. Đặc biệt, có một đại lộ với những mốc lịch sử chiến tranh nước Australia tham chiến, trong đó trưng bày hình ảnh cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời đất nước ta kháng chiến chống Mỹ…

Ở Việt Nam của chúng ta, các bảo tàng lịch sử đều trưng bày chứng tích chiến tranh. Đặc biệt, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP. Hồ Chí Minh) đã cho thấy những hình ảnh về tội ác và hậu quả chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời khẳng định tinh thần yêu chuộng hòa bình và đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh chống chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình.

Tại thành phố Điện Biên Phủ, ít ai biết đến có một Đài tưởng niệm lính Pháp tử trận tại chiến trường Điện Biên Phủ (người dân Điện Biên thường gọi là khu mộ Tây) được chính quyền và địa phương nơi đây xây dựng (do sáng kiến của ông Rolf Roder cựu chiến binh Pháp, trung sỹ, chỉ huy đội biệt kích Com-Măng-Đô bộ binh lê dương đóng tại Hồng Cúm) khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây có nhiều tấm bảng ghi phiên hiệu tên những lính Pháp đã chôn cất tại nơi này, có cả danh sách tên, bia mộ… minh chứng thêm cho sự thất bại đau đớn của quân Pháp trên chiến trường Điện Biên nhưng cũng ẩn chứa tinh thần nhân văn của con người Việt Nam...

Kích động để chia rẽ, bịa đặt để khơi gợi sự tò mò và lôi kéo giới trẻ với mục đích xấu là thủ đoạn mà tổ chức khủng bố Việt Tân vẫn thường sử dụng… nhưng chắc chắn chúng sẽ bị thất bại bởi sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của mỗi người dân Việt Nam.

Nghĩa Thành
Bài viết cùng chủ đề: Lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than