Lào Cai: Xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giúp quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi Lào Cai: Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại ngành nông nghiệp đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Qua đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giao lưu tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu, liên kết hợp tác phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản

Lào Cai: Xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP
Lào Cai quan tâm hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hướng dẫn, hỗ trợ nắm bắt thông tin thị trường nông sản; cập nhật thông tin về nhu cầu, xu hướng phát triển của thị trường trong nước và quốc tế. Trong 6 tháng, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động thông tin tới các doanh nghiệp, hợp tác xã về đoàn giao dịch xúc tiến thương mại - đầu tư tại Hoa Kỳ; đoàn giao dịch thương mại tại Bulgaria và Kazakhstan; đoàn giao dịch tại thị trường Nam Phi…

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của tỉnh qua môi trường mạng như: Sàn thương mại điện tử tỉnh Lào Cai, Sàn Lazada, shopee, Sendo, Tiki, nhóm zalo, facebook... Tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP 3, 4 sao tại 03 hội chợ, phiên chợ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thực hiện thông tin, đăng ký cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã cơ sở sản xuất sản phẩm trên tỉnh Lào Cai tham gia các sự kiện, hội chợ trên cả nước. Việc tham gia các hội chợ, triển lãm đã hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham quan học tập, quảng bá, xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm trong thời gian diễn ra hội chợ. Đồng thời giao lưu tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu, giúp các doanh nghiệp phân phối có dịp tìm kiếm hàng hóa để liên doanh, liên kết hợp tác phát triển sản xuất; góp phần hình thành các chuỗi giá trị.

Lào Cai: Xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai trên Phiên chợ khuyến nông

Cùng với đó, tình hình sản xuất tiêu thụ của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của tỉnh được thường xuyên theo dõi, tổng hợp hàng tháng để kịp thời kết nối, tiêu thụ khi nông sản gặp khó khăn.

Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của Lào Cai trong 6 tháng: Thu chè búp tươi thu đạt 20.589 tấn; sản phẩm chè chủ yếu được các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thu mua đưa vào chế biến với giá thu mua ổn định 7.000 - 8.000 đồng/ kg. Sản phẩm sau chế biến được xuất khẩu khoảng 4.118 tấn chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Ả rập Xê Út… với giá 02 - 2,5 USD/kg; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 257 tỷ đồng.

Sản phẩm chuối có sản lượng ước đạt 12.438 tấn. 70% vùng sản xuất chuối hàng hóa sản phẩm chuối được tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua Hợp tác xã Châu Thịnh Phong, Công ty TNHH Hoàng Bằng, Công ty Liên Giang và các thương lái trên địa bàn… Giá bán bình quân khoảng 4.000 đồng/kg.

Sản phẩm dứa dự kiến ước đạt trên 39.256 tấn; khoảng 25 - 30% sản lượng được đưa vào chế biến; sản phẩm sau chế biến là sản phẩm dứa miếng đóng lon được xuất khẩu chủ yếu sang Nga và EU.

Sản lượng dược liệu trên địa bàn Lào Cai chủ yếu tiêu thụ dưới dạng sản phẩm thô, giá trị kinh tế chưa cao. Chỉ có một số sản phẩm như atiso được Công ty cổ phần Traphaco Sa Pa liên kết, sản xuất, tiêu thụ và chế biến sâu.

Hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quế trên địa bàn Lào Cai có những chuyển biến tốt so với năm 2023. Lũy kế khai thác cành, lá, vỏ quế khô 142.346 tấn; tập trung ở các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng.

Đến nay, tỉnh Lào Cai đã có 105 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản với 329 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR CODE. Triển khai hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có trên 220 doanh nghiệp/hợp tác xã/cơ sở tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá các sản phẩm trên hệ thống với 406 dòng sản phẩm… Qua đó đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, nông dân trong tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và lợi thế sản phẩm nông nghiệp của địa phương…

Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Xem thêm