Chủ nhật 22/12/2024 14:57

Lạng Sơn: Kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển, tạo động lực tăng trưởng

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ

Thông tin về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, về phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, hoàn thiện các quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu; đôn đốc triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án ngoài ngân sách khu vực cửa khẩu.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Lối thông quan Tân Thanh - Pò Chài (Khu vực mốc 1088/2-1089)

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức Lễ công bố mở chính thức đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089; lối thông quan Tân Thanh - Pò Chài; lối thông quan Cốc Nam - Lũng Nghịu thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan và đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng chính sách xuất nhập cảnh đối với hành khách qua các lối thông quan trên.

Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, phối hợp, phân luồng phương tiện, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa.

Hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm thuận lợi, có nhiều khởi sắc; kim ngạch /chu-de/xuat-nhap-khau-hang-hoa.topic tăng cao so với cùng kỳ. "Tính đến ngày 13/6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua địa bàn đạt 25.244,56 triệu USD, tăng 37,28%" - UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa mở tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh tăng 20,8% so với cùng kỳ, ước 2.720 triệu USD, đạt 53,3% kế hoạch, trong đó: Xuất khẩu 1.300 triệu USD, đạt 43,3%, tăng 3,3%; nhập khẩu 1.420 triệu USD, đạt 67,6%, tăng 43,1%. Xuất khẩu hàng địa phương ước 74 triệu USD, đạt 43,8% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ.

6 tháng cuối năm 2024, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, đẩy nhanh tiến độ lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045 và các khu chức năng, khu vực cửa khẩu biên giới.

Đồng thời, triển khai thực hiện ngay Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chủ động cập nhật tình hình diễn biễn xuất nhập khẩu và các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, để triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

Thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu hàng địa phương, phấn đấu tốc độ tăng hàng xuất khẩu địa phương đạt 8-9%. Triển khai các nội dung của dự án “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Khu hợp tác thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài”.

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi

Về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, theo UBND tỉnh Lạng Sơn, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả sản xuất công nghiệp chung của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 5,14%; có 8/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn có sản lượng tăng.

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục đà phục hồi (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, đã thành lập 2 cụm công nghiệp, gồm: Cụm công nghiệp Na Dương 1 và Na Dương 3, huyện Lộc Bình; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp Hợp Thành 1, 2, Đình Lập, Hồ Sơn 1, Hòa Sơn 1 và Bắc Sơn 2. Qua đó, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 9 cụm.

Tỉnh cũng tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phối hợp, tạo điều kiện đưa Nhà máy thuỷ điện Bản Nhùng phát điện thương mại từ ngày 27/3/2024.

Hoạt động thương mại phát triển đúng định hướng, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cơ bản được ổn định, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, tuy nhiên sức mua, nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng giảm hơn so với cùng kỳ do thị trường bất động sản trầm lắng, đời sống của nhân dân vẫn gặp khó khăn, chưa hồi phục được do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sức mua, tiêu dùng, nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí giảm so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 2,85%, mặc dù cao hơn so với cùng kỳ (hơn 0,43 điểm %) nhưng thấp hơn bình quân chung của cả nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước 17.760,12 tỷ đồng, đạt 43,86% kế hoạch, tăng 13,12%.

Mặt khác, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ rộng khắp từ khu vực đô thị đến các trung tâm khu vực nông thôn. Hoạt động vận tải, kho bãi hàng hóa, hành khách cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của nhân dân, doanh nghiệp; dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục được cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, doanh thu ổn định, đạt tiến độ đề ra.

Khu vực du lịch tiếp tục đà phục hồi, phát triển. UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động, biện pháp kích cầu du lịch gắn với việc tổ chức các lễ hội đầu Xuân hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động liên kết vùng, hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng mới, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Tổng lượng khách du lịch và doanh thu tăng khá, vượt tiến độ đề ra, đã thu hút khoảng 2,97 triệu lượt khách, đạt 73,2% kế hoạch, tăng 5,3% so với cùng kỳ; doanh thu ước thực hiện 2.603 tỷ đồng, đạt 60,5%, tăng 20,4%.

Trong thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sẽ tập trung thực hiện Kế hoạch về tái cơ cấu ngành Công Thương theo Quyết định 165/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; nghiên cứu triển khai các dự án nguồn và lưới điện theo Quyết định 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các ngành công nghiệp, nhất là các ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ. Tổ chức làm việc với Tổng công ty Điện lực, các doanh nghiệp liên quan để thảo luận các giải pháp nâng cao sản lượng sản xuất điện, than; quan tâm thúc đẩy sớm triển khai các dự án điện gió.

Tích cực triển khai công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thẩm định, thành lập các cụm công nghiệp theo kế hoạch; đôn đốc các nhà đầu tư sớm khởi công các cụm công nghiệp đã được thành lập.

Đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trong nước, cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Làm tốt công tác định hướng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại. Nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông. Tiếp tục triển khai các biện pháp kích cầu du lịch; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, liên kết du lịch...

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025