Thứ hai 23/12/2024 00:41

Lạng Sơn: 20.984 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử

Lạng Sơn có 20.984 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 2 toàn quốc; có 48.898 giao dịch thành công, đứng thứ 4 toàn quốc.

Đây là một trong những kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số của tỉnh Lạng Sơn thời gian qua.

100% các doanh nghiệp khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số

Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn cho biết, thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc chuyển đổi số của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số được nâng lên rõ rệt.

Triển khai Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn

11/11 huyện, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số cấp huyện. Toàn tỉnh đã kiện toàn 1.676 Tổ Công nghệ số cộng đồng với 9.042 thành viên, là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân.

Đáng chú ý, kinh tế số được đẩy mạnh và triển khai rộng khắp các lĩnh vực kinh tế. Kinh tế số nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững. Đến 15/6/2023, Lạng Sơn có 20.984 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 02 toàn quốc; có 48.898 giao dịch thành công, đứng thứ 04 toàn quốc. Có 227.897 số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số/hộ gia đình đạt 93% đứng thứ 3 toàn quốc14.

Đồng thời, trên toàn tỉnh có 1.341 điểm cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và nạp rút tiền mặt do VNPT và Viettel cung cấp, trong đó VNPT cung cấp 41 điểm, Viettel cung cấp 1.300 điểm; trên 90% điểm kinh doanh cố định có dịch vụ thanh toán điện tử qua mã QR Code.

Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc.

Từ ngày 1/1/2023 - 15/6/2023, 100% các doanh nghiệp đã khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số trước khi phương tiện đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số. Số phương tiện đã được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số là 133.109 phương tiện (trong đó cửa khẩu: quốc tế Hữu Nghị có 26.993 phương tiện xuất và 61.526 phương tiện nhập, Tân Thanh có 32.019 phương tiện xuất và 12.571 phương tiện nhập).

Nền tảng cửa khẩu số đã 26 lần nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế tại cửa khẩu. Đến nay, Nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các doanh nghiệp thành thạo khai báo thông tin trực tuyến và đã có hơn 1.440 doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên Nền tảng cửa khẩu số.

Triển khai Nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh đã triển khai 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số; 100% trung tâm y tế huyện/thành phố triển khai triển khai ứng dụng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở; 100% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối liên thông với Bảo hiểm xã hội.

Tỉnh Lạng Sơn thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính

100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập sử dụng Căn cước công dân trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% cơ sở khám chữa bệnh công lập hoàn thành triển khai kê đơn thuốc điện tử theo quy định tại Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử; 95% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân của Sở Y tế.

Tiếp tục triển khai, nâng cấp phần mềm quản lý trường học trực tuyến đáp ứng quy định kỹ thuật về dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết nối trao đổi dữ liệu từ phần mềm quản lý trường học với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục; tăng cường sử dụng sổ điểm, học bạ điện tử. Hiện có 671 trường đang sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, trong đó có 301 trường sử dụng phần mềm VNEDU15; 370 trường sử dụng phần mềm SMAS.

Đến nay, tỉnh đã cài đặt tài khoản Công dân số Xứ Lạng 219.913 tài khoản, đạt 138% kế hoạch; tài khoản thanh toán điện tử: 265.399 tài khoản, đạt 167% kế hoạch; tài khoản mua/bán sàn thương mại điện tử: 237.184 tài khoản (PostMart 185.737 tài khoản, Voso 51.447 tài khoản) đạt 149% kế hoạch.

Triển khai Nền tảng trợ lý ảo (Chatbot) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính. Trong 6 tháng đầu năm 2023 có 17.302 lượt hỏi - trả lời, độ chính xác khoảng 90%. Triển khai Trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức tra cứu văn bản quy phạm pháp luật, đến nay có trên 50.000 lượt truy cập (sử dụng) trợ lý ảo, 2.450 tài khoản đăng ký, độ chính xác khoảng 80%.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được duy trì hoạt động ổn định, đến thời điểm hiện tại đã triển khai cung cấp được 1.809 dịch vụ công, trong đó có 392 dịch vụ công mức độ 2; 415 dịch vụ công trực tuyến một phần; 1.002 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt 55,4%).

Kho dữ liệu số hoá của tỉnh được đầu tư, triển khai đồng bộ đến 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, được kết nối liên thông với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh phục vụ công tác số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tái sử dụng thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã số hoá.

Đến thời điểm hiện tại, tổng số hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện số hoá lên Kho dữ liệu số hoá của tỉnh là 105.673 hồ sơ (cấp tỉnh: 18.420 hồ sơ; cấp huyện, xã: 87.253 hồ sơ).

Cùng với đó, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia để tích hợp, đồng bộ dữ liệu với 1.730 thủ tục hành chính; cung cấp, công khai 1.344 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (trong đó có 462 dịch vụ công trực tuyến một phần và 882 dịch vụ công trực tuyến toàn trình).

Ngoài ra, hoàn thành triển khai gắn mã QR Code biển tên đường, phố, công trình công cộng và khu di tích danh thắng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đến nay, đã triển khai gắn mã QR Code 100% tuyến đường, phố, công trình công cộng và khu di tích danh thắng trên địa bàn toàn tỉnh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản