Làng nghề vượt khó

Vượt lên những khó khăn do dịch Covid-19 mang lại, các làng nghề truyền thống trên địa bàn Nghệ An đang nỗ lực thích nghi với tình hình mới, đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.

Chuyển hướng sản xuất

Làng nghề mây tre đan ở các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc... ở Nghệ An chuyên sản xuất với các sản phẩm gia dụng và thủ công mỹ nghệ. Nếu như trước kia, các làng nghề hoạt động sôi động ngày đêm với các đơn hàng phục vụ trong nước, xuất khẩu thì khi dịch covid-19 bùng phát, làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng.

Làng nghề vượt khó
Sản xuất mây tre đan xuất khẩu tại công ty TNHH Đức Phong - KCN Nghi Phú - TP Vinh (Nghệ An)

Các đối tác nước ngoài vẫn có nhu cầu nhập hàng, nhưng hàng sản xuất ra lại phải lưu kho. Ông Thái Đại Phong, Giám đốc công ty TNHH Đức Phong chuyên xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu cho biết: “Hiện công ty đang liên kết với 16 làng nghề trên địa bàn tỉnh làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan xuất khẩu sang 34 quốc gia, chủ yếu là châu Âu. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, khi đại dịch Covid 19 quay trở lại, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu của công ty, nhất là chi phí vận tải..."

Theo ông Phong, giá cước vận tải đường thủy đi Châu Âu tăng 8-10 lần so với trước và đơn hàng tiêu thụ chậm hơn trước. Thế nhưng công ty vẫn đảm bảo việc làm cho gần 500 lao động ở các làng nghề và các đơn hàng xuất khẩu cho đến tháng 8 năm nay… Phương án được đưa ra, nếu dịch bệnh kéo dài thì vẫn tập trung sản xuất chấp nhận để hàng tồn kho, khi có điều kiện thì xuất sau. Cùng với các phương án như tạo thêm mẫu mới, vì vùng nguyên liệu Nghệ An hiện rất dồi dào. Khi dịch bùng phát ở các nước, công ty đã chuyển hướng tìm thị trường trong nước có chiều hướng khá tốt, nhưng từ khi có dịch không có khách du lịch nên lại ách tắc, mặc dù trước đây mở cửa hàng trong nước nhưng cũng là kênh để giới thiệu hàng xuất khẩu, nhưng giờ cũng tắc ngẽn. Còn thị trường trong nước thì rất nhanh bão hoà…ông Phong cho biết thêm.

Đây cũng là thực trạng chung của các làng nghề trên địa bàn Nghệ An trong thời điểm hiện nay. Với 164 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề tham gia xuất khẩu hàng hóa thì đại dịch Covid 19 không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, doanh thu mà còn ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của hàng nghìn lao động. Trước thực trạng đó, các làng nghề buộc phải tìm hướng đi phù hợp để bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Làng nghề sản xuất hương thẻ Tây Lân, Nghi Trường (huyện Nghi Lộc) với gần 300 lao động. Nghề làm hương thẻ ở Tây Lân sản xuất trong nước chủ yếu là dịp tết, còn quanh năm xuất khẩu qua Lào và Thái Lan. Từ khi dịch covid-19 diễn ra phức tạp cũng là thời điểm đối tác trong và ngoài nước yêu cầu các cơ sở sản xuất hương ở Tây Lân phải giảm đơn hàng, giãn tiến độ thực hiện hợp đồng. Anh Lê Văn Việt, một hộ dân sản xuất hương Tây Lân cho biết: “Từ tháng Giêng đến tháng 10 âm lịch hàng năm thì cả làng dồn sức để làm hương xuất khẩu sang thị trường các nước và các tỉnh phía Nam phục vụ lễ hội tâm linh, chùa chiền…Từ đầu năm đến nay, mọi hoạt động lễ hội, lễ chùa bị dừng lại, các điểm tâm linh ở Lào, Thái cũng ngưng đón khách nên các đơn hàng tiêu thụ hương giảm mạnh, sản xuất đình trệ, đơn hàng huỷ bỏ, thu nhập giảm sút rất nhiều…”.

Các làng nghề ở thị xã Cửa Lò cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, các hoạt động du lịch tạm thời ngưng trệ. Không có khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, sản phẩm nước mắm, hải sản khô… của các làng nghề chế biến hải sản ở Cửa Lò lâm vào ế ẩm. Ông Võ Hồng Thạch, Trưởng làng nghề chế biến hải sản khối Bình Minh (phường Nghi Thủy, T.X Cửa Lò) cho biết: “Hàng trăm tấn hải sản khô, hàng trăm nghìn lít nước mắm hiện đang bí đầu ra, khó tiêu thụ do không có khách du lịch. Nhiều hộ bảo quản không tốt đành để cá, mực, tôm tép ngả màu, kém chất lượng…”.

Thay đổi để đón cơ hội

Theo ông Thái Đại Phong, thời gian này, công ty chủ yếu tập trung sáng tác mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi nhu cầu của thị trường thay đổi từng ngày, nếu mình cứ đứng yên một chỗ, khi dịch đi qua sẽ không kịp bắt nhịp với yêu cầu mới từ thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để công ty tập trung quảng bá sản phẩm qua kênh thương mại điện tử, thu hút thêm các đơn hàng mới, tìm kiếm thị trường mới và chuyển hướng sản xuất thêm các mặt hàng khác, đảm bảo việc làm, thu nhập cho các người dân làng nghề…

"Dù vẫn còn đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm, thế nhưng nếu dịch vẫn kéo dài thì công ty đã có phương án thích ứng. Đó là chủ động phối hợp với công ty xuất khẩu nước ngoài để cập nhật mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cùng địa phương xây dựng sản phẩm OCOP Quốc gia...” ông Phong cho biết thêm.

Làng nghề vượt khó
Làng Ngề chế biến nước mắm ở TX Cửa Lò (Nghệ An)

Với những hộ dân ở làng nghề chế biến hải sản ở thị xã Cửa Lò, thời điểm này khi hải sản ế ấm bà con tìm cách bảo quản sản phẩm, trong các kho đông lạnh vừa tìm kiếm các kênh tiêu thụ trong nước. Bà Dương Thị Lan, một hộ dân làng nghề chế biến hải sản Nghi Thủy, Cửa Lò chia sẻ: “gia đình vừa phải đầu tư một kho đông, chứa khoảng 10-15 tấn hải sản khô. Tạm thời, cấp đông để tránh hư hỏng. Ngoài ra, tôi chủ yếu chạy chợ bán lẻ, hoặc tìm cách kết nối với các bạn hàng ở các tỉnh để tiêu thụ…”.

Chia sẻ về khó khăn của bà con làng nghề, ông Võ Văn Lý - Trưởng phòng kinh tế Thị xã Cửa Lò nói, “chính quyền địa phương đã động viên bà con duy trì sản xuất, chế biến, hướng dẫn bà con cách bảo quản hải sản, khuyến khích các hộ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua kênh online. Đồng thời, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các làng nghề đăng ký xây dựng các sản phẩm OCOP. Theo đó, sản phẩm 3 sao OCOP được hỗ trợ 10 triệu đồng, 4 sao 15 triệu đồng và 5 sao 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn hỗ trợ về bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu sản phẩm…”.

“Trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay thì vấn đề chủ động vượt thách thức của các chủ doanh nghiệp, người dân làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì sản xuất và tìm kiếm cơ hội mới. Mặt khác, từ việc nắm bắt thực tế, chúng tôi đã đề xuất tỉnh có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; tiếp tục hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thông qua việc hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, phát triển nhãn mác, bao bì sản phẩm… qua đó giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề từng bước vượt qua khó khăn...”.

Ông Nguyễn Hồ Lâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động