Chủ nhật 17/11/2024 00:25

Lan toả hàng Việt qua hoạt động xúc tiến thương mại

Bằng nhiều hình thức tổ chức kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại đang góp sức lan toả hàng Việt ra thị trường.

Tháng 9/2022 là tháng thứ 3 liên tiếp Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, dự kiến có khoảng 300 đại biểu tham dự. Trước đó, sự kiện tương tự được tổ chức theo quý.

Hội nghị nhằm cập nhật yêu cầu xúc tiến thương mại của các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, đồng thời tạo diễn đàn phổ biến thông tin, chính sách, các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu và cơ hội thị trường nước ngoài phục vụ công tác điều hành hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Tại hội nghị giao ban tháng 7/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá: Trong thành tích xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt được có sự đóng góp đáng kể của hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nói riêng trong việc cập nhật thông tin thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Với nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển thị trường trong và ngoài nước, công tác xúc tiến thương mại luôn được Bộ Công Thương dành nguồn lực và nỗ lực triển khai thực hiện. Đáng nói, với tư duy sắc bén, kinh nghiệm dày dạn của đội ngũ cán bộ, công tác xúc tiến thương mại luôn được chuyển biến linh hoạt theo bối cảnh thị trường.

Công tác xúc tiến thương mại giúp hàng Việt lan toả rộng ra thị trường thế giới

Thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại cho hay: Từ đầu năm tới nay Cục Xúc tiến thương mại đã hoàn thành việc tổ chức 30 Phiên tư vấn xuất khẩu cùng nhiều sự kiện giao thương trực tuyến. Trọng tâm của các hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp kết nối đối tác, quan trọng hơn giúp doanh nghiệp hiểu và cập nhật được thông tin về các thị trường, nhất là thị trường có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Các sự kiện này mang lại hiệu quả rõ rệt cho doanh nghiệp và ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Theo số liệu thống kê, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/9 đạt 526,04 tỷ USD, tăng 15,7%, tương ứng tăng 71,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Giày dép; máy ảnh, mấy quay phim và linh kiện; hàng thuỷ sản; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác và hàng dệt may là những mặt hàng có tốc độ tăng giá trị xuất khẩu lớn nhất nửa đầu tháng 9 năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nông, thuỷ sản nói chung vẫn được xếp vào nhóm có kim ngạch xuất khẩu cao. Tính chung 8 tháng năm 2022, nhóm hàng này đạt gần 36,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2021. 7 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả…

Không chỉ cung cấp thông tin, thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công Thương còn đồng hành tháo gỡ khó khăn phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp và việc thu hồi hàng hoá trong vụ 100 container điều xuất khẩu sang Italya là một điển hình.

Có thể thấy, với mỗi bối cảnh thị trường, công tác xúc tiến thương mại lại được linh hoạt triển khai cho phù hợp và đem lại hiệu quả đáng ghi nhận, giúp hàng Việt lan toả ngày một rộng ra thị trường.

Chia sẻ về điều này, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho hay: Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn hạn chế nhưng với sự đa dạng hóa hình thức và không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác xúc tiến thương mại đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp vào việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và đạt kết quả xuất siêu, củng cố và phát triển thị trường trong nước.

Bắt nhịp xu hướng, hiện Cục Xúc tiến thương mại đang đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số tích hợp nhiều nội dung. “Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số hoàn thành, đi vào vận hành không những giúp doanh nghiệp thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn trong thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại còn giúp cơ quan chức năng thuận lợi hơn trong triển khai công tác này”, ông Vũ Bá Phú chia sẻ.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, 'đón sóng' FTA

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024

Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024