Lan tỏa chương trình bình ổn giá

Năm 2013 đã qua đi với rất nhiều khó khăn, thử thách. Chịu tác động lớn từ những biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhưng Hà Nội đã kiểm soát được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng dưới 8%, thấp hơn nhiều so với năm 2012. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình bình ổn giá.
Người tiêu dùng yên tâm với hàng bình ổn giá

Người tiêu dùng yên tâm với hàng bình ổn giá

CôngThương - Bình ổn giá gắn với cuộc vận động dùng hàng Việt

Năm 2013, UBND TP. Hà Nội đã quyết định sử dụng vốn ngân sách thành phố 318 tỷ đồng tạm ứng cho 13 doanh nghiệp (DN) với lãi suất 0% để mua tạm trữ 7 nhóm hàng thiết yếu phục vụ công tác bình ổn giá (BOG) gồm: Gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà - vịt, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, rau, củ.

Ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, với mục tiêu đưa hàng BOG đến với nhiều đối tượng người tiêu dùng, Hà Nội đã chú trọng cung cấp các sản phẩm thịt tươi, rau, củ, quả từ những cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng trong và ngoài thành phố đến tay người sử dụng.

Thành phố đã thiết lập được 610 điểm bán hàng BOG, trong đó có 278 điểm khu vực ngoại thành, 58 điểm bán hàng tại các chợ trên địa bàn Hà Nội. Chương trình cũng đã mở được 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp (KCN); đưa hàng bình ổn tới 20 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty; 1.650 điểm bán hàng liên doanh, liên kết để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp. Đặc biệt, tất cả các điểm BOG trên địa bàn Hà Nội đều có biển nhận diện rõ ràng, tất cả các mặt hàng có cùng chủng loại, chất lượng, nguồn gốc và được thống nhất về giá bán. Hoạt động bán hàng BOG được lồng ghép với chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

13 DN tham gia BOG tại thành phố đã dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tương ứng với số vốn 318 tỷ đồng được UBND TP tạm ứng.

Năm qua, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị sản xuất và thương mại tổ chức 38 phiên chợ hàng Việt tại 16 huyện ngoại thành và trên 440 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, KCN, khu chế xuất (KCX). Các chương trình này hầu hết do Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - đơn vị chủ công trong công tác BOG của Hà Nội - đảm nhiệm. Hapro đã thực hiện 38 phiên chợ Việt và 138 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn, các KCN, KCX. Ông Nguyễn Hữu Thắng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Hapro- cho biết, hiện Hapro đang tập trung triển khai, thực hiện 38 chuyến phiên chợ Việt còn lại vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Ngoài ra, Hapro còn tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại 2 xã miền núi thuộc huyện Thạch Thất, Mỹ Đức để góp phần phục vụ đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa đón Tết.

Bên cạnh đó, việc tổ chức chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” và “Tháng khuyến mại Hà Nội” cũng đã thực sự có tác động tới hoạt động sản xuất- kinh doanh của DN, mang đến cho người tiêu dùng những hàng hóa chất lượng, giá cả hấp dẫn, góp phần vào việc kiềm chế lạm phát.

Tăng nguồn cung, mở rộng đối tượng tham gia

Với nhiều hình thức thực hiện phong phú, chương trình BOG của Hà Nội đã trở thành công cụ điều tiết giá hữu hiệu, có vai trò định hướng, dẫn dắt giá cả các mặt hàng thiết yếu, qua đó hạn chế, kiểm soát được tình trạng đầu cơ tăng giá. Tác động đó không chỉ dừng lại ở Hà Nội mà còn lan tỏa đến các địa phương lân cận.

Nhận xét về chương trình này của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá, với lượng hàng hóa dồi dào, giá hợp lý, chất lượng đảm bảo, chương trình đã góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường và ổn định đời sống người dân. Thứ trưởng cũng cho rằng, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý lên kế hoạch cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu, chú trọng liên kết thương mại vùng, bảo đảm chi phối và kiểm soát giá cả khi phát sinh những tình huống dễ làm biến động thị trường.

Ông Lê Hồng Thăng- Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, dự kiến trong dịp Tết Giáp Ngọ, nhu cầu tiêu dùng tăng từ 15 - 18% so với các tháng bình thường. 13 DN tham gia BOG tại thành phố đã dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tương ứng với số vốn 318 tỷ đồng được UBND TP tạm ứng. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn huy động khác, các DN đã chủ động dự trữ số lượng hàng gấp đôi so với số lượng hàng hóa thiết yếu được giao dự trữ với số tiền lên đến 630 tỷ đồng, đáp ứng 30% nhu cầu của 7 nhóm hàng thiết yếu và chủ động bình ổn giá đối với 2 nhóm hàng đường, thực phẩm chế biến, đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết.

Để đảm bảo số lượng cũng như đa dạng chủng loại hàng hóa phục vụ thị trường Hà Nội dịp Tết, Sở Công Thương đã tổ chức đưa các DN đi khảo sát, ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa từ các tỉnh khác đưa về Hà Nội tiêu thụ, cụ thể: thịt lợn, khai thác thêm từ Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An và một số tỉnh ở khu vực miền Nam; thịt gà từ các trang trại thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang; trứng gia cầm từ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh; rau, củ từ Hải Dương, Vĩnh Phúc, Đà Lạt.

Dự báo năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của Hà Nội là tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất- kinh doanh, đồng thời tiếp tục các giải pháp BOG, kiểm soát thị trường, kiềm chế lạm phát. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp Hà Nội duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2014 ở mức 9%, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi cho người lao động.

Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Năm 2014, thành phố tiếp tục triển khai chương trình BOG theo diện rộng, điều hành Quỹ BOG một cách hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tác động tăng giá do yếu tố tâm lý. Đặc biệt chú trọng mở rộng đối tượng tham gia chương trình cũng như tăng thêm các nhóm hàng trong diện bình ổn, mở rộng các điểm bán hàng BOG ra ngoại thành, các KCN, KCX, phục vụ công nhân lao động; tiếp tục đưa hàng thực phẩm như gạo, thịt, trứng vào các trường trung học chuyên nghiệp, trường mầm non, đặc biệt là đưa hàng Việt đến các huyện miền núi... để ngày càng có nhiều người dân được thụ hưởng chương trình của thành phố.

Tuy nhiên, để công tác BOG mang lại hiệu quả cao, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Cùng với việc kiểm soát tốt giá đầu vào, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi găm giữ, đầu cơ hàng hóa, kiểm tra công tác công khai giá bán hàng hóa, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại các chợ để ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Lê Kim Liên

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động