Chủ nhật 22/12/2024 18:15

Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn?

Năm học 2023 - 2024 mới bắt đầu chưa đầy 1 tháng song câu chuyện về các khoản thu đầu năm tại một số trường học lại khiến phụ huynh bức xúc.

Trước ngày khai giảng năm học mới 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đã có hướng dẫn liên quan đến quản lý thu - chi đầu năm học để các nhà trường thực hiện cũng như phụ huynh có cơ sở để giám sát nhằm tránh tình trạng lạm thu đầu năm học. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều trường học trên cả nước. Và đến hẹn lại lên, câu chuyện về các khoản thu đầu năm trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, thậm chí nhiều phụ huynh bức xúc khi phải đóng nhiều tiền với nhiều khoản vô lý.

Mới đây nhất, vụ việc gây xôn xao khiến phụ huynh bức xúc và sửng sốt xảy ra tại lớp 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà, (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh). Theo bảng thu chi quỹ phụ huynh của lớp này, từ đầu năm học đến nay, quỹ phụ huynh lớp thu tổng cộng lên đến 313,3 triệu đồng và phần chi là hơn 260,328 triệu đồng với 17 hạng mục.

Trong đó, khoản chi lớn nhất là ứng trước cho nhà thầu sửa chữa phòng học số tiền 150 triệu đồng bao gồm: chi thanh toán tiền sửa chữa phòng học (50 triệu); chi tiền sơn bàn ghế (3,5 triệu) + lót gạch bên hông lớp học (2 triệu); chi trả tiền còn lại chi phí xây dựng lớp cho bên thầu xây dựng 20 triệu…

Việc thu - chi đầu năm học mới khiến nhiều phụ huynh bức xúc. (Ảnh minh họa Báo Lao động)

Ngoài ra, còn có các khoản chi: cho cô mua đồ dùng cho học sinh + đồ để vệ sinh lớp học; chi tiền mua vải thun làm rèm treo thay đồ cho các con; hòa mạng internet và đóng cước tháng 6 tháng - 1 năm; quà cho học sinh, đồ trang trí lớp, chi phí văn nghệ… Nhiều phụ huynh cho rằng những khoản chi này là không hợp lý bởi đã là quỹ phụ huynh thì các khoản chi phải vì học sinh, cho học sinh. Vì sao lại chi cho giáo viên và chi những khoản đáng ra nhà trường đã trang bị cho các em?

Trước đó, mạng xã hội cũng xôn xao với hình ảnh bảng thống kê 16 khoản thu đầu năm học được cho là của Trường THCS Nguyễn Trãi, TP. Chí Linh, Hải Dương. Theo đó, 16 hạng mục được liệt kê gồm: Học phí, bảo hiểm y tế, tiền gửi xe đạp, nước uống, quỹ đội, tiền ghế, kỹ năng sống, vệ sinh trường, photo đề kiểm tra, mua tivi, quỹ hội phụ huynh, hỗ trợ xe đưa học sinh giỏi đi thi, tiền loa đài, tiền mua bổ sung bàn ghế, hỗ trợ cơ sở vật chất, quỹ lớp. Tổng mức thu hơn 3,7 triệu đồng/học sinh.

Trong số 16 đầu mục, có những khoản thu không nằm trong danh mục được thu theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Một số khoản thu nằm ngoài quy định như: ghế và cờ 25.000 đồng/học sinh; kỹ năng sống 432.000 đồng; mua tivi 300.000 đồng, quỹ hội phụ huynh 250.000 đồng; hỗ trợ đưa học sinh giỏi đi thi 50.000 đồng; mua loa đài 15.000 đồng; hỗ trợ cơ sở vật chất 168.000 đồng... Điều đáng nói, theo danh sách khoản thu này, tất cả các khoản sẽ được "bổ đầu" từng học sinh phải đóng chứ không còn trên tinh thần tự. Tổng số tiền thu được của phụ huynh là con số không nhỏ và gây bức xúc cho mọi người.

Những sự việc nhỏ, nhưng có thể xem là điển hình, bởi tình hình tương tự đã từng xảy ra ở nhiều lớp, nhiều trường, ở nhiều tỉnh, thành trên đất nước ta mỗi khi bước vào năm học mới. Dù ngành giáo dục, dù chính quyền địa phương nhắc nhở, chỉ đạo tuyệt đối không được lạm thu nhưng nơi này nơi khác vẫn xảy ra, với nhiều cấp độ khác nhau… Sau sự việc có nơi xử lý rốt ráo nhưng có nơi cũng chỉ làm chiếu lệ.

Nhiều vi phạm trong vấn đề thu - chi của các trường khiến dư luận thắc mắc vấn nạn "lạm thu" trong trường học này năm nào cũng xảy ra mỗi dịp đầu năm học khiến phụ huynh bức xúc thì thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo ở đâu? Việc Bộ chỉ ra văn bản mà thiếu kiểm tra, giám sát việc xử lý nghiêm các vi phạm ở địa phương, hay việc hiệu trưởng các cơ sở giáo dục để xảy ra thu - chi sai quy định chủ yếu bị nhắc nhở rút kinh nghiệm… liệu đủ sức răn đe, cảnh báo?

Thực tế, để xảy ra vấn đề “lạm thu”, nguyên nhân chủ yếu là một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa ­­­­“tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước”; Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa làm hết trách nhiệm của mình…

Do vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn, kiên quyết xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm lạm thu. Cùng với đó, việc chống lạm thu trong trường học cần quyết liệt và bắt đầu từ lãnh đạo mỗi nhà trường. Nếu hiệu trưởng không cố ý “lách luật,” im lặng và sát sao hơn trong giám sát…, câu chuyện lạm thu sẽ không còn là vấn đề “nóng” trong các nhà trường mỗi khi bắt đầu năm học mới.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu