Thứ sáu 22/11/2024 17:50

Làm giàu từ trồng cây ăn quả và nuôi ong lấy mật

Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phong Niên chuyển đổi diện tích cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó giúp nông dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng. Vợ chồng ông Trần Hữu Thường và bà Trần Thị Mạn, thôn Cốc Sâm, xã Phong Niên là một trong những điển hình như thế.

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Trần Hữu Thường thôn Cốc Sâm, chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Thường đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu gần 500 triệu đồng mỗi năm.

Vượt qua quãng đường dài chúng tôi đến thăm mô hình của gia đình ông Thường, đúng lúc gia đình ông đang tất bật thu hoạch vải để bán cho thương lái. Dẫn chúng tôi ra vườn vải sai trĩu quả, lão nông Trần Hữu Thường khoe, gia đình ông trồng cây vải trên đất đồi này từ những năm 80 của thế kỷ trước vì vậy có những gốc vải đã trên 40 năm tuổi, ông Thường cho biết, cây vải càng già thì cùi càng dày, hạt nhỏ, vị ngọt đậm đà hơn. Những năm trước kia do không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên quả vải mẫu mã xấu, thường hay bị sâu đầu, giá bán thấp. Khi đó, nhiều hộ trong thôn còn chặt bỏ, phá cả vườn. Vợ chồng ông tiếc công tiếc của, cố giữ lại. Ông đã tích cực nghiên cứu "Kỹ thuật trồng và cắt tỉa cành cho vải thiều, rồi áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc vải, do vậy những năm qua, vườn vải của gia đình ông luôn sai trĩu quả, không bị sâu đầu và rất đẹp mã, được thương lái khắp nơi đặt hàng từ lúc còn ra hoa".

Gia đình ông Thường thu hoạch vải từ những cây vải trên 40 năm tuổi

Gia đình ông trồng 2 giống vải là vải thiều và vải lai Thanh Hà. Theo tính toán mỗi cây vải cho gia đình ông thu khoảng 1,5 - 1,6 tạ, với giá bán tại vườn là 15 nghìn đồng/ 1 kg. Ước tính vụ vải năm nay với 60 cây vải này sẽ cho gia đình ông Thường thu về 6 - 7 tấn, trị giá khoảng 100 triệu đồng.

Được biết với 2 ha diện tích đất vườn, đồi, gia đình ông Thường đã cải tạo trồng các loại cây ăn quả, không chỉ có trồng vải mà còn trồng tới 60 cây nhãn, trong đó có khoảng một nửa là nhãn ghép, với 50 cây bưởi Đoan Hùng xung quanh vườn, đồi của gia đình. Đặc biệt, nhận thấy nuôi ong phù hợp với đặc điểm của gia đình mình do có vườn cây ăn quả. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên ông không dám đầu tư nhiều mà chỉ nuôi vài đàn, vừa nuôi vừa học hỏi để có kiến thức. Lúc đầu nuôi còn luống cuống, nhiều khi còn bị ong đốt sưng tấy cả chân, tay. Đến nay, sau nhiều năm vừa học hỏi vừa nuôi ông đã có 100 thùng ong và có thể gây cầu ong để bán cho người dân xung quanh. Ông cho biết: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm sóc. Hơn nữa người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật là từ Tết Nguyên đán đến tháng 4 âm lịch, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Bình quân, mỗi năm gia đình ông xuất bán từ 800 - 1 nghìn lít mật/năm.

Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Thường

Có thể nói, với ý chí, nghị lực khát vọng làm giàu, vợ chồng ông Thường đã biến đất đồi khô cằn ban đầu thành một khu vườn cây xanh tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, mỗi năm vườn cây ăn quả kết hợp với nuôi ong, cho gia đình ông doanh thu từ 400 - 450 triệu đồng/năm.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình trồng cây ăn quả và nuôi ong lấy mật ông Trần Hữu Thường luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ về kỹ thuật, cây giống… để bà con trong xã có điều kiện phát triển kinh tế.

Những thành quả của gia đình anh ông Trần Hữu Thường có được là sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, biết tận dụng tốt các thế mạnh, tiềm năng của địa phương cùng với ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định kinh tế gia đình. Ông thật xứng đáng với danh hiệu Nông dân điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành từ tỉnh đến, huyện, xã khen thưởng.

Tin rằng trong thời gian tới, mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Thường sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa ở xã Phong Niên nói riêng và trên địa bàn các xã của huyện Bảo Thắng ngày càng có nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi như gia đình ông Thường. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.

Thanh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng