Thứ sáu 16/05/2025 11:59

Làm gì để khai thác “mỏ vàng” các ngành công nghiệp văn hoá?

Trong Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn 2030, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng và là một nhiệm vụ cấp bách.

Thời gian qua, theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp văn hóa đã góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới.

Theo đó, thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2019, 12 ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam (quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang; nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịchvăn hóa) đã đóng góp doanh thu hơn 8 tỷ USD, tương đương 3,61% GDP.

Tuy nhiên, so với tiềm năng và sự đa dạng về văn hóa, nguồn tài nguyên di sản phong phú, Việt Nam phát triển công nghiệp văn hoá vẫn chưa tương xứng do các điểm nghẽn về nguồn lực cũng như cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển.

Phát triển ngành công nghiệp văn hoá vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Ảnh: TTXVN

Trong bối cảnh ngành công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, quan trọng nhất là phải tháo gỡ được những điểm nghẽn trong nhận thức.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, khó khăn bao giờ cũng đến từ nhận thức, vậy nên khi chúng ta tháo gỡ được những khó khăn về nhận thức thì sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển. “Chúng ta không thiếu tài năng sáng tạo, không thiếu nghệ sĩ, nhưng cái chúng ta thiếu là môi trường, thể chế cho các tài năng sáng tạo bùng nổ. Nếu chúng ta không tạo ra một hệ sinh thái sáng tạo, ở đó các ngành điện ảnh, du lịch, văn hóa, thời trang… hỗ trợ cho nhau thì rất khó để phát triển”- ông Sơn chia sẻ.

Cùng với đó, hiến kế để phát triển ngành công nghiệp văn hoá, nhiều ý kiến nhấn mạnh, Nhà nước cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng văn hóa và giáo dục nghệ thuật; cung cấp sự hỗ trợ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo; xây dựng các chính sách và quy định để bảo vệ và thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực này.

Trước các vấn đề cần tháo gỡ để khai thác “mỏ vàng” công nghiệp văn hoá, vào ngày 24/12 tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Vào những ngày cuối năm 2023, việc tổ chức hội nghị cho thấy ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực này.

Thông qua hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết là sẽ xác định các khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới, trong đó chú trọng việc tập trung phát triển các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm để đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư phát triển.

Từ đó sẽ có những giải pháp, chỉ đạo quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường sự liên kết, hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan, giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn thể nhân dân cùng chung tay để đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những trụ cột kinh tế của cả nước.

Đặc biệt, ngành văn hoá kỳ vọng sẽ có các quyết sách tập trung hỗ trợ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mang nhiều giá trị Việt, có khả năng quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Thúc đẩy ban hành cơ chế, chính sách và các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tập trung bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với tình hình mới để thúc đẩy phát triển.

Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành công nghiệp văn hóa được kỳ vọng sẽ có bước phát triển đột phá, qua đó giúp Việt Nam tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tạo ra những sản phẩm - dịch vụ văn hóa có tính cạnh tranh cao, tạo thêm công ăn việc làm ổn định, đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Đây cũng là chiến lược để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hanwha Energy về dự án điện khí LNG

Nhờ công an hỗ trợ tìm người chuyển khoản nhầm 114 triệu đồng để trả lại

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ -APEC

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Quà tháng Năm dâng Người'

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử 'tiếp sức' hàng Việt

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?