Thứ năm 14/11/2024 18:16

Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội với nhiều nội dung quan trọng, cấp bách

Kỳ họp bất thường Quốc hội có thể tổ chức vào tháng 1/2023, chỉ xem xét, quyết định lần thứ 2 Quốc hội, đã được chuẩn bị kỹ có sự đồng thuận nhất trí cao.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 17, ngày 28/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp thứ 17

Đề xuất 2 phương án tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ hai

Báo cáo một số vấn đề về việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội các nội dung: Xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách...

Về thời gian và hình thức họp, căn cứ tiến độ chuẩn bị các nội dung, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất 2 phương án. Theo đó:

Phương án 1: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022 thì đề nghị tổ chức họp sau Tết Nguyên đán (trong tháng 2/2023) và theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Phương án 2: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình thì đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 01/2023) theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung, trong đó họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung (hoặc nếu xét thấy việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại phiên họp

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần khẩn trương hoàn thành việc chuẩn bị các nội dung của kỳ họp để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định việc tổ chức và triệu tập kỳ họp bảo đảm đúng thời gian quy định (chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp).

Đề xuất tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2023

Thảo luận về việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, có 3 nội dung lớn dự kiến trình Quốc hội đã đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức kỳ họp, gồm: Xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Về thời gian tổ chức kỳ họp, ông Hoàng Thanh Tùng bày tỏ lo ngại khi đến hiện tại, Chính phủ chưa gửi đầy đủ hồ sơ các nội dung xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, cần tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ hai càng sớm càng tốt để bảo đảm việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trình Quốc hội.

Về nội dung trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, quan trọng nhất là Chính phủ phải sớm trình đầy đủ hồ sơ để các cơ quan của Quốc hội phối hợp cùng Chính phủ thẩm tra các nội dung trình Quốc hội. Từ sự chuẩn bị sớm, kỹ lưỡng các nội dung trình Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ hai vào những ngày đầu của tháng 1/2023 là tốt nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng đề nghị, thời gian tốt nhất để tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ hai là vào đầu tháng 1/2023. “Từ nay đến thời điểm đó còn khoảng 1,5 tháng, Chính phủ sẽ cố gắng hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội theo đúng quy định”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu

Cho ý kiến về Kỳ họp bất thường, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của một trong các chủ thể: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ hoặc là 2/3 đại biểu Quốc hội kiến nghị và chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao...

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, mặc dù là vấn đề cấp bách nhưng nếu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì cũng không thể tổ chức Kỳ họp bất thường, Theo đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, các nội dung Chính phủ trong quá trình chuẩn bị các nội dung trình tại Kỳ họp bất thường phải thể hiện, đáp ứng được các nguyên tắc nêu trên.

Đồng thời, Chính phủ tiếp tục có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và đáp ứng thời gian trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng nên tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 là trong tuần đầu tiên của tháng 1/2023.

Liên quan đến, hình thức tổ chức, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tiếp tục cân nhắc lựa chọn một trong hai phương án: phương án 1 theo hình thức họp trực tuyến (tập trung đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và kết nối với các điểm cầu tại địa phương) và phương án 2 là họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu, Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương có văn bản đề nghị Chính phủ, các cơ quan tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua và xây dựng kế hoạch để triển khai trong thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các dự án luật, nghị quyết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày thứ hai (22/5/2022).

Dự kiến tại dự kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, dự thảo Nghị quyết; Cho ý kiến 6 dự án luật. Cũng tại Kỳ họp thứ 5, dự kiến sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác;...

Về hình thức họp, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc hội thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cho ý kiến về một số nội dung cần thiết trước khi trình Quốc hội; đồng thời, đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đề xuất những nội dung cần thảo luận tại Hội nghị để sớm xây dựng kế hoạch tổ chức.

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Cộng hòa Peru

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương ‘Mặt trời Peru’ cho Chủ tịch nước Lương Cường

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Thụy Điển-Việt Nam tăng cường kết nối dịch vụ giữa cảng Gothenburg và Vũng Tàu

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể và nhiều cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng