Nhiều lãnh đạo ủy ban của Quốc hội tự nguyện xuống cấp phó

Qua sắp xếp bộ máy có một số người từ cấp trưởng xuống chức danh cấp phó, bà Tạ Thị Yên cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải vận động trong việc này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên Quốc hội 'chốt' mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên Quốc hội bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Được giữ nguyên các chế độ đến hết nhiệm kỳ Quốc hội

Ngày 19/2, ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, tại Trung tâm báo chí Kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì họp báo về kết quả Kỳ họp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên

Tại buổi họp báo, trả lời về chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách sau sắp xếp, bà Tạ Thị Yên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Công tác đại biểu của Quốc hội cho biết, chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách theo Luật Tổ chức Quốc hội cũ, thường trực Uỷ ban của Quốc hội có 4 chức danh gồm: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách.

Còn Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi mới được Quốc hội thông qua ngày 17/2 còn lại 3 chức danh gồm: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm.

Theo bà Yên, ngày 18/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và có phê chuẩn đối với các chức danh này và đổi tên gọi mới đối với các chức danh chuyên trách là Ủy viên thành đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại ủy ban.

"Do đó, số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại các ủy ban vẫn giữ như vậy, không ảnh hưởng tới hoạt động của các ủy ban cũng như các đại biểu" - bà Tạ Thị Yên cho hay.

Về chế độ chính sách, bà Yên cho rằng, về quyền lợi theo Nghị định 178 của Chính phủ quy định trước mắt từ nay đến hết nhiệm kỳ, Uỷ viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ được giữ nguyên các chế độ cũng như hệ số phụ cấp chức vụ, đến nhiệm kỳ Quốc hội khoá XVI sẽ thực hiện chung thống nhất trong hệ thống chính trị theo quy định của Đảng, Nhà nước.

Tinh gọn bộ máy đòi hỏi phải có sự hy sinh

Trả lời câu hỏi liên quan đến việc qua sắp xếp có một số người từ cấp trưởng xuống giữ chức danh cấp phó, bà Tạ Thị Yên nhấn mạnh, vừa qua chúng ta thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước xác định đây là một "cuộc cách mạng", trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải có sự hy sinh.

Nhiều lãnh đạo ủy ban của Quốc hội tự nguyện xuống cấp phó
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng

"Vì vậy, đối với một số chức danh từ trưởng xuống phó cũng được các cán bộ đảng viên xác định với tinh thần là đảng viên, chấp nhận sự hy sinh đó vì sự phát triển chung của xã hội. Cho nên, các cán bộ đó cũng xác định được tư tưởng và tự nguyện nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không phải vận động trong việc này" - bà Tạ Thị Yên chia sẻ.

Quá trình tinh giản bộ máy, số lượng cán bộ, công chức được bố trí theo hướng tiếp tục làm việc trong bộ máy mới, chuyển vị trí khác phù hợp năng lực và vị trí việc làm, sang cơ quan khác trong cùng hệ thống và cơ quan khác có nhu cầu, có số được giải quyết chế độ nghỉ việc theo Nghị định 178 của Chính phủ.

Trả lời bổ sung về nội dung này, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết thêm, tương tự như các cơ quan, đơn vị khác, Quốc hội và Văn phòng Quốc hội cũng tiến hành sắp xếp bộ máy và có những đơn vị kết thúc hoạt động.

"Chúng tôi nhận thức đây là việc cần phải làm và các cơ quan trong Quốc hội cần phải đi đầu thực hiện nhiệm vụ này. Đi đầu từ việc triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương đến thể chế hoá các quy định liên quan đến tinh gọn bộ máy" - ông Tùng nêu và khẳng định Quốc hội là một trong những cơ quan triển khai sớm.

Cơ bản, theo ông Tùng, các vấn đề khó khăn vướng mắc trong việc sắp xếp đã được thực hiện khá hiệu quả. Đồng thời, Tổng Thư ký Quốc hội đánh giá những tác động đến chức năng nhiệm vụ rất ít và việc cố gắng sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức trong quá trình sắp xếp bộ máy để trước hết là tối ưu hoá theo chức năng, vị trí trách nhiệm, sau đó, mới tính đến các yếu tố khác trong đó cố gắng đảm bảo quyền lợi cho cán bộ.

Ông Tùng khẳng định không có việc vận động cán bộ, đảm bảo trên nguyên tắc tự nguyện theo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo công việc liên tục, không gián đoạn trong quá trình triển khai.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội và Nghị quyết về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Theo đó, các cơ quan của Quốc hội gồm có: Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Công tác đại biểu; Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.

Cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 Phó Chủ tịch Quốc hội và 12 Ủy viên.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9, khai mạc vào đầu tháng 5 tới đây.
Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, thành lập 45 đơn vị hành chính mới, tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội.
Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập.
Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung quy định về nhập quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bản ghi nhớ thúc đẩy các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng là 1 trong 4 văn kiện được trao trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng.

Tin cùng chuyên mục

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) bao gồm 56 khối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa so với quy định hiện hành trong một số lĩnh vực.

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tối 27/4, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đã dự cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Trong hội kiến Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu 7 định hướng tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Chiều 27/4, Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, mở thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp, người dân hai nước.
Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam cần có cơ chế, chính sách vượt trội, thông thoáng, cạnh tranh hơn các trung tâm đang có.
Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

TP. Hồ Chí Minh khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4, đồng thời ra mắt bộ tem đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Sáng 27/4, khắp các ngả đường TP. Hồ Chí Minh, hàng ngàn người nô nức tham gia tổng duyệt lễ diễu binh - diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt.
Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

16 ý kiến góp ý, đề xuất đã được các bộ, ngành; các Cục, Vụ trong Bộ Công Thương đưa ra, gợi mở hướng phát triển để tỉnh Sơn La bứt phá, vươn lên.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thay thế bằng cấp xã.
Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn xây dựng đất nước và định hướng phát triển bền vững.
Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Trong suốt hành trình 80 năm dựng xây và phát triển, Báo Công Thương đã khắc họa sinh động, chân thực, đầy tự hào những dấu ấn lịch sử ngày thống nhất đất nước.
Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện...
Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Thủ tướng quyết định bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Quân khu 1, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân Việt Nam đổi mới, học tập, làm chủ công nghệ, trở thành "chiến sĩ tiên phong” trong kỷ nguyên số.
Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Sáng 26/4/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Chính phủ đề xuất mức vốn Nhà nước hỗ trợ để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là 5.000 tỷ đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động