Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh trở thành “chìa khoá” giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu.
Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh Kon Tum: Đề xuất thí điểm trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng Sâm Ngọc Linh: Cây xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng đi mới cho huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

Nâng cao đời sống cho người đồng bào

Hiện, tỉnh Kon Tum có khoảng 1.750 ha sâm Ngọc Linh, trong đó, trồng mới 508 ha, chủ yếu của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô; diện tích dược liệu khác xấp xỉ 5.120 ha, đạt 109,8% kế hoạch (trong đó trồng mới gần 2.500 ha, đạt 122,8% kế hoạch).

Không chỉ trồng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, thời gian qua tỉnh Kon Tum cũng đã kêu gọi, vận động các doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ giống sâm để giúp dân phát triển loại cây trồng này. Đây được xem là cách giúp dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Tại huyện Tu Mơ Rông, sâm Ngọc Linh được phân bổ nhiều nhất ở vùng núi đặc hữu này. Đây là một địa phương có số người dân trồng sâm Ngọc Linh nhiều nhất trong tỉnh. Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, việc phát triển sâm Ngọc Linh trong thời gian qua đã tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người đồng bào, đặc biệt là đồng bào Xơ-đăng trên địa bàn huyện.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh Kon Tum thăm vườn Sâm tại huyện Tu Mơ Rông (Ảnh: kontum.gov)

“Thời gian qua, huyện đã kêu gọi và phát triển được hơn 1700 ha và quy hoạch hơn 30.000 ha phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Đồng thời, huyện tiếp tục quảng bá xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, và kêu gọi ngừoi dân đảm bảo tốt vùng trồng và đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp vào chế biến sâu để phát triển loài dược liệu này”, ông Mạnh cho hay.

Để đầu tư phát triển cây sâm trên địa bàn huyện, các địa phương đã có những chính sách giúp người dân mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình hợp tác xã, đồng thời xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển loại dược liệu quý này.

Tại huyện Đăk Glei, những năm gần đây, việc phát triển sâm Ngọc Linh được người dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, tổng diện tích sâm Ngọc Linh toàn huyện đạt 34,77 ha, tăng 29,47 ha so với năm 2020 (5,3 ha).

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Ông Thái Văn Tưởng - Bí thư Huyện ủy Đăk Glei (bên phải) tham quan mô hình trồng Sâm Ngọc Linh

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành và địa phương, trên địa bàn huyện Đắk Glei đã hình thành được nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Các hợp tác xã đã liên kết chặt chẽ với các thành viên, hộ gia đình để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và các hợp tác xã, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bà Trịnh Thị Phượng – Giám đốc Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Đăk Glei chia sẻ: “Khi có các hợp tác xã đã thuận lợi hơn cho việc trồng, bán, trao đổi các sản phẩm dược liệu, đặc biệt từ sâm Ngọc Linh. Bà con trồng ra có thể tiêu thụ dễ dàng hơn, giá cả cao hơn, nhờ thế nên đời sống bà con dần đỡ khó khăn hơn, việc gieo trồng cũng thuận tiện cho bà con”.

Tuy nhiên, hiện việc phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Đăk GLei chủ yếu là của các nhóm hộ gia đình tự đầu tư phát triển với diện tích manh mún. Bà Y Thanh - Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho hay, thời gian tới cần phải có nhiều cơ chế chính sách thu hút đầu tư gắn với sản xuất, chế biến sản phẩm sâm Ngọc Linh trên địa bàn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn. “Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, quảng bá cần phải đủ mạnh. Cần có những nhà đầu tư tâm huyết, đủ lực trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, về lâu dài phải có sự liên kết với người dân để tạo ra câu chuyện người dân và doanh nghiệp cùng nhau sản xuất, tạo nên nguồn nguyên liệu lớn, bền vững, hình thành nên các hợp tác xã, tổ hợp tác”, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei nói.

Đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia

Mới đây, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 vừa được Chính phủ ban hành đã mở ra cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Theo chương trình, tỉnh Kon Tum sẽ tập trung vào 9 nhiệm vụ chính: Tăng cường công tác thông tin truyền thông; Bảo tồn gắn với phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh; Nghiên cứu khoa học và quản lý chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh; Thúc đẩy chế biến, các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị; Xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại; Tập trung nguồn lực đầu tư và xúc tiến đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh; Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng Sâm Ngọc Linh gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi; Rà soát đất đai cho vùng chuyên canh cây sâm Ngọc Linh và Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc đầu tư phát triển, chế biến sâm Ngọc Linh.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Gian trưng bày sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum (Ảnh: kontum.gov)

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết, chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 sẽ tạo điều kiện rất tốt để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tạo nguồn lực để địa phương phát triển mạnh hơn vùng sâm Ngọc Linh ở trên địa bàn. Đặc biệt, chương trình sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm.

“Huyện cũng đề nghị với tỉnh Kon Tum trên cơ sở quyết định 611 của Thủ tướng Chính phủ, sớm cụ thể hóa chương trình để tạo nguồn lực để người dân phát triển. Đồng thời, đề xuất các cơ quan bộ, ngành sớm đánh giá, công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh. Đặc biệt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến luật bảo vệ rừng, phát triển dược liệu dưới tán rừng cũng như phát triển du lịch dưới tán rừng”, ông Mạnh đề xuất.

Trong đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Kon Tum đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 25.000 ha các loài cây dược liệu, trong đó, có 10.000 ha sâm Ngọc Linh (khoảng 100 triệu cây).

Đề án cũng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về dược liệu, sử dụng bền vững, có hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên hiện có. Đặc biệt, đề án nhằm phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025; phát triển sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh Kon Tum gắn với đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm vị thế thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 tại thị trường trong nước và quốc tế.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được trưng bày tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh

Để sâm Ngọc Linh tại Kon Tum phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ cho tỉnh Kon Tum thực hiện thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bảo vệ rừng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng. “Đồng thời, sớm ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, nhất là cơ chế tiếp cận vốn vay ưu đãi để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói riêng và sớm có chính sách thuê môi trường rừng phòng hộ, đặc dụng để phát triển cây sâm Ngọc Linh”, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum kiến nghị.

Với những tiềm năng và lợi thế về dược liệu, sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự vào cuộc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cộng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hi vọng rằng trong thời gian tới tỉnh Kon Tum sẽ trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Sâm Ngọc Linh nói riêng và dược liệu nói chung sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho bà con, đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Chính vì sâm Ngọc Linh có giá trị cao nên thời gian gần đây, các tổ chức, cá nhân tìm đủ chiêu trò để trục lợi như: Gắn mác sâm Ngọc Linh cho các loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh như tam thất, sâm Trung Quốc, sâm Lai Châu để bán cho khách với giá trên trời; làm khống bản xác nhận có liên kết trồng sâm với dân hay lợi dụng giấy xác nhận vùng trồng, liên kết để mang đi mua bán, kinh doanh… Để không gây ảnh hưởng, làm mất uy tín thương hiệu sâm Ngọc Linh, ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết trong thời gian đến, huyện sẽ tiếp tục phối hợp lập hồ sơ pháp lý vùng trồng sâm cho các hộ gia đình để quản lý. Song song với đó, huyện sẽ khuyến cáo trên các trang điện tử về việc người dân, doanh nghiệp khi mua bán sâm, cần lập vi bằng hoặc làm hợp đồng mua bán để nếu phát hiện sâm giả, sẽ có cơ sở để ngành chức năng nghiêm trị.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Đoàn công tác số 5 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Bắc Mê

Hà Giang: Đoàn công tác số 5 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Bắc Mê

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Thừa Thiên Huế: Carlsberg Việt Nam là “Nhà tài trợ Bạch kim” cho Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Carlsberg Việt Nam là “Nhà tài trợ Bạch kim” cho Festival Huế 2024

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Lai Châu: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Lai Châu: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Đại tá Vũ Như Hà giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Đại tá Vũ Như Hà giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Đà Nẵng: Khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố

Đà Nẵng: Khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Quảng Ninh: Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Quảng Ninh: Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Thanh Hóa: Chấn chỉnh tình trạng xe điện bát nháo tại các khu du lịch

Thanh Hóa: Chấn chỉnh tình trạng xe điện bát nháo tại các khu du lịch

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Xem thêm