Kinh tế thế giới có nhiều bất định: Xây dựng thêm kịch bản ứng phó
Thương mại Thứ hai, 06/05/2019 - 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ông nhận định thế nào về các yếu tố tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay?
Trong thời gian qua, chính phủ tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và sức chống chịu của nền kinh tế. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục được theo dõi sát, với không ít động thái, thông điệp điều hành xuyên suốt quý I/2019.
![]() |
Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp |
Về kết quả thực tế, đâu đó có những điểm không hài lòng, nhưng so với mặt bằng chung của thế giới, tăng trưởng xuất khẩu (XK) của Việt Nam ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, sức sống của doanh nghiệp (DN) tư nhân trong nước đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng XK. Cán cân thương mại thặng dư, mặt bằng giá tương đối ổn định, áp lực điều hành tiền tệ đối với lạm phát hầu như không có…
Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua. Theo đó, mỗi phần trăm tăng về chỉ số văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Thế giới công bố đối với Việt Nam sẽ làm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được cải thiện thêm 1,3 điểm phần trăm. Điều này phản ánh rất nhiều về tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, bởi lẽ, mặc dù Việt Nam không thực sự nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, nhưng những cải cách về môi trường kinh doanh, các chính sách nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho DN tư nhân, ít nhiều đã tạo ra sức sống cho tăng trưởng.
Yếu tố cải thiện môi trường kinh doanh thời gian qua đã có những đóng góp nhất định cho tăng trưởng, ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?
Trong 5 năm trở lại đây, kể từ khi chính phủ ban hành Nghị quyết số 19 thì cách làm đã rất mới, theo đó, chúng ta đã sử dụng các hệ thống chỉ số đánh giá theo bình diện của quốc tế thay vì việc tự đánh giá của các bộ, ngành trước đây. Bên cạnh đó, đối với các chính sách cải cách, có một bộ máy thúc đẩy và được cập nhật hàng năm về mục tiêu và giải pháp thay vì một chương trình 5 năm rồi sau đấy ít ai quan tâm.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) |
Bản thân chính phủ và các bộ, ngành cũng rất quan tâm và coi việc cải thiện môi trường kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, ngành, lĩnh vực. Như vậy, nó làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam toàn diện hơn.
Và cuối cùng, là sự tham gia và đồng hành của cộng đồng DN. DN cũng tham gia nhiều hơn vào việc đóng góp ý kiến phản biện và hiện thực hóa các cải cách của chính phủ. Vì những cải cách này khi đi vào cuộc sống sẽ tạo niềm tin cho cộng đồng DN và cơ quan thực thi, ban hành chính sách.
Ông nhìn nhận như thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới?
Theo cập nhập mới nhất của chúng tôi thì khả năng các mục tiêu năm nay tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức 6,88%, tăng trưởng XK ở mức 9,02%, thặng dư thương mại ở mức 3,1 tỷ USD, mức tăng giá tiêu dùng trong năm khoảng 3,71%. Nhưng để Việt Nam có thể chuẩn bị các nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm sau thì một cách làm bài bản, nhất quán sẽ là những yếu tố quan trọng nhất.
Theo đó, những cải cách đã đề ra trong thời gian vừa qua rất có ý nghĩa và cần làm sâu sắc hơn. Cùng với đó, những ưu tiên chính sách cũng cần được nhấn mạnh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và làm nền cho cải cách.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng bất định, Việt Nam cũng cần xây dựng thêm nhiều kịch bản khác nhau, bám sát tình hình kinh tế toàn cầu và đánh giá tác động có thể có đối với kinh tế trong nước để đề ra các phương án chính sách ứng phó.
Việt Nam cũng cần tích cực trao đổi nhiều hơn đối với các nhóm đối tác kinh tế lớn như Úc, Nhật Bản, New Zealand… vì đây cũng là những nước chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi biến động từ các nền kinh tế như Mỹ và Trung Quốc và đã có những kinh nghiệm ứng phó riêng. Việc Việt Nam đối thoại, tạo được niềm tin với họ cũng có nghĩa chúng ta sẽ được chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó.
Xin cảm ơn ông!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giảm phát thải khí nhà kính để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường khó tính

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng trưởng 2 con số do đâu?

Đắk Nông, Hậu Giang: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản vào các siêu thị TP. Hồ Chí Minh

Triển lãm chuyên ngành chăn nuôi quốc tế đầu tiên mở lại sau dịch

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”
Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới

Ngày 5-6/7: Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

Việt Nam- Liên bang Nga xúc tiến thương mại lĩnh vực dệt may

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Lào

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11% về lượng

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương hỗ trợ “phủ sóng” nông sản trên sàn thương mại điện tử

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Vụ việc 100 container hạt điều suýt bị mất tại Italia: Bài học nào cho doanh nghiệp?

Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
