Thứ hai 25/11/2024 21:00

Kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng năm 2022

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 dự báo sẽ đạt mức cao, trong đó kinh tế số được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong năm nay.

Năm 2021 đã khép lại với rất nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế quý III/2021 rơi xuống mức âm trên 6%. Tuy vậy, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chuyển hướng trong chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ thông qua Nghị quyết 128/NQ-CP về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã giúp nền kinh tế mở cửa trở lại, tăng trưởng GDP quý IV/2021 đã “đảo chiều”, đạt mức dương 5,22%, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt mức 2,58%.

Mức tăng trưởng GDP cả năm 2021 đạt 2,58%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ, nhưng khẳng định với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn cho rằng, đây là mức tăng trưởng khá tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4/2021, nhiều biện pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh được kiểm soát nghiêm ngặt trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động lưu thông hàng hóa và triển khai các dự án đầu tư công.

“Đặc biệt với mức tăng trưởng 2,58% trong năm 2021, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương trong 2 năm Covid-19 (2020 và 2021), đây là điều chúng ta đáng để tự hào”- chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thông tin thêm.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho kinh tế số phát triển

Năm 2022, tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới, điều này sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Tuy vậy, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh vẫn tin rằng, với kinh nghiệm phòng, chống dịch đã có từ năm 2 năm ( 2020 và 2021), cộng với tốc độ phủ vắc xin phòng Covid-19 ở mức cao, nền kinh tế Việt Nam lại có độ mở tương đối lớn đối với các nền kinh tế khu vực và thế giới, đây là cơ hội để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy vậy, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và kinh tế thế giới, để đạt được mức tăng trưởng cao trong năm 2022 như mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6-6,5%, Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế số, chuyển đổi số. Trên thực tế, những năm qua Việt Nam đã kết nối được sâu rộng với nền kinh tế của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Việt Nam cũng đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu mà không phải phụ thuộc nhiều vào một nền kinh tế duy nhất, song nếu muốn kết nối với kinh tế toàn cầu một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì kinh tế số, chuyển đổi số chính là giải pháp hữu hiệu nhất và hiệu quả nhất.

Để phát triển được kinh tế số, bên cạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam cũng cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho khu vực doanh nghiệp, trong đó, bao gồm cả những hộ kinh doanh cá thể, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận với công nghệ, cùng với đó hình thành kho dữ liệu phục vụ cho kinh tế số, chuyển đổi số.

Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025

Nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm thúc đẩy kinh tế số phát triển, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0)” nhấn mạnh, cần chủ động tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0. Cùng với đó, Kết luận số 77-KL/TW, ngày 29/5/2020, của Bộ Chính trị “Về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19” nhấn mạnh, yêu cầu tiếp cận các hình thức sản xuất, kinh doanh hiện đại, hiệu quả, tăng cường năng lực doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị mới.

Tuy vậy, để phát triển mạnh mẽ kinh tế số trong năm 2022 và những năm tiếp theo, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp, bao gồm: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của kinh tế số trong nền kinh tế; hoàn thiện cơ sở pháp lý để xây dựng việc đo lường các chỉ tiêu kinh tế số, đặc biệt là chỉ tiêu “tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP”; tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để tăng cường kết nối, chia sẻ. Trong đó, để tăng nhận thức về phát triển kinh tế số, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về kinh tế số. Cần trang bị kiến thức thực tiễn để xã hội, doanh nghiệp và người dân nắm rõ tầm quan trọng và xu hướng phát triển kinh tế số hiện nay. Từ đó, chuyển biến tư duy lãnh đạo quản lý và điều hành kinh tế - xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, để người dân, doanh nghiệp nắm rõ được bản chất, ý nghĩa, vai trò của kinh tế số đối với tăng trưởng kinh tế.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu, đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin