Thứ năm 28/11/2024 21:36

Kinh doanh điêu đứng, Chủ tịch Vinahud vẫn 'bạo tay' đặt mua 7,6 triệu cổ phiếu

Khả năng cao ông Trương Quang Minh - Chủ tịch Vinahud sẽ nhận cổ phiếu qua hình thức thỏa thuận, bởi thanh khoản trên sàn của VHD thường xuyên "lẹt đẹt".

Nối dài mạch thua lỗ

Quý III vừa qua đã nối dài mạch thua lỗ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Vinahud (UPCoM: VHD) lên quý thứ sáu liên tiếp (từ quý II/2023) với khoản lỗ sau thuế hơn 51 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ 67 tỷ đồng).

Doanh thu cốt lõi và doanh thu tài chính đồng loạt giảm sâu, ngược dòng với các chi phí vẫn "phình" ra rõ rệt là tác nhân khiến Vinahud "đỏ mắt" cũng không tìm thấy lợi nhuận. Lũy kế 9 tháng đầu năm, họ đã báo lỗ ròng 162 tỷ đồng, qua đó nâng lỗ lũy kế tính đến ngày 30/9/2024 lên 296 tỷ đồng.

Ông Trương Quang Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinahud (Ảnh: Vân Oanh)

Vốn chủ sở hữu của Vinahud lúc này cũng chỉ đạt 84,5 tỷ đồng, giảm 66% so với thời điểm đầu năm và chỉ chiếm 16,5% cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (5.121 tỷ đồng).

Là doanh nghiệp bất động sản, trước áp lực chung của thị trường, tài sản của Vinahud đang bị "chôn chân" ở các dự án dang dở. Theo đó, hàng tồn kho chiếm 1.618 tỷ đồng, chủ yếu đến từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án Grand Mercure Hội An tại tỉnh Quảng Nam.

Công ty cũng ghi nhận 1.036 tỷ đồng phải thu về cho vay, phần lớn đến từ 510 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn R&H và 465 tỷ đồng cho vay các cá nhân. Như đã biết, dù là hai pháp nhân độc lập nhưng mối liên hệ mật thiết giữa Tập đoàn R&H và Vinahud không phải chuyện xa lạ.

Ông Trương Quang Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinahud cũng là cổ đông lớn của Tập đoàn R&H, đồng thời, hai doanh nghiệp đều được chèo lái bởi Tổng giám đốc Nguyễn Minh Tuấn (người vừa rời khỏi Vinahud ít lâu).

Chiếm tỷ trọng lớn khác trong cơ cấu tài sản của Vinahud là 1.000 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết liên doanh, bao gồm 35 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Viên Nam và 968 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Prime Land.

Với số vốn tự có ít ỏi, tài trợ cho những khoản đầu tư nêu trên của Vinahud đến từ nguồn vốn bên ngoài, với nợ phải trả hơn 5.037 tỷ đồng, trong đó, vay nợ tài chính đạt 2.623 tỷ đồng, tăng 11,3% so với hồi đầu năm. Chủ nợ lớn là Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank, đơn vị đang cho doanh nghiệp vay dài hạn gần 2.000 tỷ đồng.

Giải phóng áp lực nợ nần

Bài toán nợ vay lớn luôn khiến ban lãnh đạo Vinahud đau đáu tìm hướng xử lý. Gần đây, Đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức vào tháng 9/2024 đã thông qua phương án chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng, số tiền thu về được dùng để thanh toán nợ cho TPBank.

Cụ thể, Vinahud sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trị giá 660 tỷ đồng tại Mê Linh Thịnh Vượng, tương đương 100% vốn điều lệ doanh nghiệp này. Đối tác nhận chuyển nhượng dự kiến là Công ty Cổ phần VNC Construction. Giá chuyển nhượng không thấp hơn 980 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, VNC Construction thật ra là doanh nghiệp có quan hệ với nhóm Vinahud, minh chứng là mới đây, cựu Tổng giám đốc Nguyễn Minh Tuấn sau khi từ nhiệm đã khẩn trương nhận nhiệm vụ mới tại VNC Construction.

Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng sở hữu 27,8 triệu cổ phần, tương đương khoảng 40% Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Prime Land - chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong quy mô 40ha tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.

Đến nay, Vinahud chưa thông báo việc chuyển nhượng thành công thương vụ Mê Linh Thịnh Vượng.

Giữa bối cảnh thách thức và khó khăn, Chủ tịch Trương Quang Minh hôm nay (28/11) đã đăng ký mua vào hơn 7,6 triệu cổ phiếu VHD, nhằm mục đích đầu tư cá nhân. Giao dịch sẽ diễn ra theo hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Tạm tính theo thị giá là 8.100 đồng/cổ phiếu, ông Minh sẽ phải chi ra trên 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng cao ông Trương Quang Minh sẽ nhận cổ phiếu qua hình thức "sang tay", bởi thanh khoản của VHD trên thị trường luôn luôn hạn hẹp, "lẹt đẹt" 100 cổ phiếu/phiên. Vắng bóng giao dịch phần lớn do tỷ lệ sở hữu của VHD rất cô đặc, chỉ nằm trong tay một nhóm cá nhân.

Theo đó, 4 cổ đông lớn là Nguyễn Đình Ngôn, Nguyễn Hồ Nam, Trần Quang Tuấn và Vũ Nam Chung đã nắm giữ hơn 29,1 triệu cổ phiếu VHD, tương ứng 76,63% vốn điều lệ. Chủ tịch Trương Quang Minh cũng đang sở hữu 1,7 triệu cổ phiếu VHD, và nếu giao dịch trên thành công, ông sẽ tăng tỷ trọng từ 4,51% lên 24,75% (9,4 triệu cổ phiếu).

Vân Oanh
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Herbalife Việt Nam ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prolessa Duo hỗ trợ người tiêu dùng quản lý cân nặng

Doanh nghiệp cần có ý thức hơn trong bảo vệ thương hiệu

PC Quảng Trị: Hào hứng đón chờ 'Tuần lễ hồng EVN' lần thứ X

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

Bảo hiểm Bảo Minh: khắc phục khó khăn, chuẩn bị hành trang tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Petrolimex Hải Phòng đón đầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Empowered Startups: cơ hội đặc biệt dành cho các doanh nhân và Start-up

Petrovietnam: 'Một đội ngũ – Một mục tiêu' cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng

15 năm vững bước tại Campuchia, Metfone nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Gần 400 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Petrolimex Sài Gòn nỗ lực mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

PC Quảng Trị: hơn 8.000 khách hàng tham gia thi đua 'Hộ gia đình tiết kiệm điện' năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

Con đường để Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện