Thứ hai 25/11/2024 17:10

Kiểm soát lạm phát: Xác định rõ nguyên nhân để “chữa bệnh” hiệu quả

Để kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm, cần “phẫu thuật” để xác định đúng nguyên nhân tăng do đâu, từ đó mới mong có giải pháp “chữa bệnh” hiệu quả.

80% lạm phát tăng do 3 nhóm hàng hoá

Lạm phát 7 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 2,54% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn nằm trong vòng kiểm soát, song theo các chuyên gia kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với vấn đề lạm phát gia tăng chưa từng có do giá nguyên, nhiên liệu tăng tác động đến nhiều loại hàng hoá.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lên đến 200% GDP, tình trạng nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam khó tránh khỏi, chưa kể giá nhiều mặt hàng hoá thời gian qua tăng chóng mặt theo giá xăng dầu, nhưng lại chưa giảm theo giá xăng dầu cũng tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2022.

Giá xăng dầu tác động đến lạm phát những tháng đầu năm 2022

Theo TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Để kiểm soát lạm phát, Việt Nam cần phải làm rõ, nguyên nhân tăng lạm phát từ đâu thì mới “chữa bệnh” cho đúng được.

Về lạm phát toàn cầu, ông Cấn Văn Lực chỉ ra một số nguyên nhân khiến lạm phát tăng trong thời gian qua, bao gồm: Giá cả hàng hoá tăng, từ giá xăng dầu cho đến các loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu đều tăng; chiến tranh, dịch bệnh; rủi ro tài chính tiền tệ, lãi suất tăng, nghĩa vụ trả nợ tăng; an ninh năng lượng và an ninh lương thực đang bị tác động.

Trong khi đó, lý do giảm duy nhất đó là giảm phục hồi tăng trưởng GDP thế giới, các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 4% vào hồi đầu năm xuống còn chưa đến 3% vào thời điểm hiện tại.

Với Việt Nam, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, câu chuyện lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy. Trong chi phí đẩy thì chủ yếu là 3 nhóm chính, bao gồm: Giá xăng dầu tác động đến giao thông vận tải khiến giá nhóm này tăng lên, chiếm đến 55% giá tăng của CPI. Nhóm thứ 2 là lương thực, thực phẩm, ăn uống chiếm 13% và nhóm thứ 3 là nhà ở, vật liệu xây dựng chiếm 12%.

Trong khi đó, có 2 nhóm giảm là giáo dục, nguyên nhân do chúng ta đã giảm học phí, hoặc chưa tăng học phí cho một số khu vực và nhóm thứ 2 là bưu chính viễn thông, nên đã giảm đi 9% tăng CPI.

“Như vậy, 3 nhóm hàng hoá trên chiếm đến 80% tổng tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong thời gian qua. Vậy chúng ta nên tập trung giải quyết 80% này chứ không tập trung giải quyết 20% còn lại” – chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực khuyến nghị.

Không nên chủ quan với kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm

Có cơ sở lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Đồng ý với nhận định cho rằng, kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm là vấn đề cần được quan tâm, song dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Việt Nam vẫn có 3 lý do để yên tâm về lạm phát những tháng cuối năm.

Thứ nhất, chúng ta đang lo lắng về giá xăng dầu nhưng giá xăng dầu đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”, đỉnh lạm phát cũng được dự báo đã ở quý II/2022. Ngoài ra, nhiều nguồn tin cho biết, năm tới, giá xăng dầu sẽ giảm khoảng 10%, theo đó các mặt hàng khác sẽ “dịu” lại. Lạm phát toàn cầu năm 2022 được dự báo bình quân khoảng 6%, nhưng sang năm 2023 chỉ còn 4,5%.

“Đây là dự báo khá tích cực với Việt Nam, và có cơ sở để chúng ta không quá bi quan về lạm phát, nhưng cũng không chủ quan trong kiểm soát, điều hành” – ông Cấn Văn Lực cho biết thêm.

Yếu tố thứ 2 và thứ 3 để Việt Nam yên tâm về lạm phát theo ông Cấn Văn Lực đó là, Việt Nam vẫn đảm bảo tốt các vấn đề liên quan đến nguồn cung và phối hợp ngân sách tương đối tốt giữa tài khoá và tiền tệ. Đây là những yếu tố hỗ trợ tích cực để Việt Nam kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm.

Lạc quan, nhưng vẫn không nên chủ quan về kiểm soát lạm phát, trên cơ sở đó, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực để xuất 3 giải pháp kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm, bao gồm: Kiểm soát tốt dịch bệnh và không chủ quan với những diễn biến mới của dịch bệnh, muốn làm như vậy thì việc tiêm vắc-xin vẫn cần được duy trì. Cùng với đó, chính sách tài khoá cần chủ động, linh hoạt; và tập trung kiểm soát giá cả các mặt hàng hoá tiêu dùng thiết yếu.

Vì qua phân tích cho thấy, 80% lạm phát là do 3 nhóm hàng hoá, trong khi xăng dầu nếu tăng 10% thì GDP có thể giảm 0,5 điểm phần trăm và lạm phát tăng thêm 0,36 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát giá thịt lợn, vì đây là mặt hàng vô cùng quan trọng với Việt Nam. Nếu giá thịt lợn tăng 10% thì CPI tăng 0,34 điểm phần trăm.

Liên quan đến giá xăng dầu, các bộ ngành liên quan có phương án giảm tiếp 30% với các loại phí, thuế, lợi tức từ nay đến cuối năm, điều này sẽ giúp GDP tăng trưởng thêm 0,57% và CPI giảm bớt đi 0,41%. Như vậy, giảm giá xăng dầu vẫn là kịch bản phù hợp nhất hiện nay.

Để kiểm soát lạm phát, tạo dư địa cho tăng trưởng kinh tế, ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi về quy định tham gia thị trường trái phiếu của doanh nghiệp, vì nếu không ban hành nhanh thì nợ đến hạn phải trả của khối này tương đối lớn, dự kiến năm nay khoảng 123 ngàn tỷ đồng, năm 2023 khoảng 120 ngàn tỷ đồng và năm 2024 dự kiến khoảng 230 ngàn tỷ đồng, như vậy nếu các tổ chức tín dụng không cho vay vì rủi ro nợ và kiểm soát lạm phát thì sẽ có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, điều này vô cùng nguy hiểm cho nền kinh tế.

Bên cạnh các giải pháp trên, việc đảm bảo liên tục nguồn cung hàng hoá tiêu dùng trong nước, kiểm soát giá cả các mặt hàng hoá giảm chậm so với giá xăng dầu thì việc giữ nguyên lãi suất và ổn định tỷ giá cũng cần tính đến. Đồng thời, tranh thủ cơ hội để tận dụng thu hút đầu tư và chuyển đổi số để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững…

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng