Thứ bảy 10/05/2025 09:05

Không chủ quan, duy ý chí trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Ngày 31/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Tiểu Ban xây dựng chuyên đề của Trung ương về “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Chuyên đề Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là 1 trong 4 chuyên đề của Đảng đoàn Quốc hội trực tiếp thực hiện theo phân công của Ban chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Ban chỉ đạo Trung ương, đồng thời là Trưởng Tiểu ban xây dựng chuyên đề này, cùng với 2 Phó Trưởng tiểu ban là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng 23 thành viên.

Tại cuộc họp, các thành viên Tiểu ban đã thảo luận về định hướng nội dung, kế hoạch, tiến độ, cách thức triển khai chuyên đề, đồng thời xác định quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm từng thành viên và thành lập Tổ biên tập của Tiểu ban.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ biểu dương sự chuẩn bị của Ủy ban Pháp luật, cơ quan thường trực của Tiểu ban trong việc xây dựng các dự thảo kế hoạch và dự thảo đề cương, đồng thời, ghi nhận, đánh giá cao ý kiến đóng góp chất lượng, gợi mở nhiều vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm tiến độ triển khai xây dựng theo Kế hoạch 02-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất phạm vi chuyên đề cần tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đi liền với tổ chức thi, hành pháp luật và đánh giá, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy trình lập pháp. Đồng thời, lưu ý tính kế thừa, tận dụng tối đa kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, để cập nhật làm rõ hơn các vấn đề đặt ra đồng thời có tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật của nhà nước pháp quyền.

Theo Chủ tịch Quốc hội, là một quốc gia đang phát triển, đi sau các nước phát triển, có lịch sử nhà nước pháp quyền lâu đời, Việt Nam có thể đón đầu bằng cách học hỏi được bài học thành công, tránh được thất bại, các “vết xe đổ”, học hỏi của các nước có chế độ xã hội tương đồng, và phải đi nhanh hơn, vượt lên trước các quốc gia khác, đồng thời không chủ quan, duy ý chí trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật, bám sát các định hướng lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng 13. Chiến lược này cũng phải dự báo được các xu hướng phát triển gắn với bối cảnh trong nước, quốc tế ở tất cả các lĩnh vực, thích ứng nhanh với thực tiễn, từ đó thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tiểu ban tập trung nghiên cứu, xác định rõ các vấn đề mới, có tính thuyết phục và xác định được trọng tâm, trung tâm, khâu đột phá trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, là một nội dung thành phần thuộc Đề án Chiến lược xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền tới năm 2030, định hướng tới năm 2045, Tổ biên tập cần phối hợp để hệ thống hoá và cung cấp tài liệu giúp Tiểu ban có cách nhìn tổng quan, gắn với các vấn đề liên quan của các chuyên đề khác.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển