Khơi sức mạnh nội sinh từ khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân cần phải được tháo gỡ rào cản,hỗ trợ thiết thực, hiệu quả để có đóng góp tương xứng trong phát triển kinh tế đất nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế

Động lực cho tăng trưởng kinh tế luôn được nhìn nhận cần phải dựa vào 4 yếu tố là: xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư tư nhân và tiêu dùng nội địa. “Tiền ra” từ khu vực tư nhân sẽ góp phần kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước, dòng tiền xoay vòng sẽ giúp đẩy mạnh các chỉ số tăng trưởng. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại nhiều năm mà chưa được giải quyết triệt để là những chính sách cho phát triển khu vực tư nhân chưa xứng với tiềm năng.

Khơi sức mạnh nội sinh từ khu vực kinh tế tư nhân

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3/6/2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Tiếp sau đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; các bộ, ngành, địa phương cũng có những chương trình hành động cụ thể, triển khai thiết thực để thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này. Gần đây nhất, tháng 3/2023 Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân với những mục tiêu cụ thể hơn: 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, tỷ trọng đóng góp vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP; Hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc đứng đầu trong chuỗi giá trị.

Thực tế qua hơn 7 năm triển khai Nghị quyết 10, đã có nhiều thay đổi về chính sách, định hướng phát triển kinh tế tư nhân và khối này cũng đã có những bứt phá, đóng góp thiết thực cho tăng trưởng kinh tế, chiếm gần 50% GDP. Liên quan tới nộp ngân sách nhà nước, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra rằng, tính chung giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng thu ngân sách của cả nền kinh tế đạt 9,9%/năm, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đạt 13,4%/năm.

Thế nhưng, sức mạnh nội sinh của khu vực kinh tế này có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân và tốc độ doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn nhiều năm trở lại đây trong khi doanh nghiệp rời khỏi thị trường tăng mạnh. Theo đó, năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 20,5% so với năm ngoái. Bình quân, một tháng có gần 14.4000 doanh nghiệp biến mất. Trong số này có không ít doanh nghiệp sáp nhập với nhau nhưng tự đóng cửa do khó khăn trong hoạt động cũng rất lớn.

Liên quan tới đầu tư tư nhân, theo ông Nguyễn Đức Hiển- Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, đầu tư tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP trong năm 2023 rất thấp, chỉ đạt 2,7%- đây là mức thấp so với giai đoạn từ 2019-2023. So với giai đoạn trước, năm 2019 thấp hơn 6,3 lần, năm 2020 thấp hơn 1,1 lần, 2021 là 2,6 lần, 2022 là 3,3 lần.

Bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng đồng quan điểm rằng, "trong nội tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy đầu tư tư nhân đang ở mức rất thấp, Việt Nam cần thay đổi để phục hồi kinh tế tư nhân. Và kinh tế tư nhân, doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam cần được chú trọng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa”.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - TS. Nguyễn Đình Cung, nhận xét: Khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội cũng như tạo ra phần lớn việc làm cho người lao động, đây là khu vực không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế-xã hội. Nếu kinh tế tư nhân không duy trì được thì sẽ khó thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo TS.Nguyễn Đình Cung, doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó khăn nhất từ trước đến nay. Vì thế, cần tạo thuận lợi tối đa, cắt giảm mọi rào cản để doanh nghiệp vượt qua khó khăn để phục hồi, tiếp cận với những cơ hội mới để phát triển. Đồng thời, cần tạo ra một thể chế chắc chắn, rõ ràng, minh bạch và có thể dự báo được những thời cơ, thách thức để doanh nghiệp tiên liệu được trong hoạt động của mình.

Khơi thông nguồn lực đầu tư tư nhân để góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024 là 6-6,5%/năm, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần có những giải pháp cụ thể ngay từ đầu năm, đặc biệt là phải chú trọng giải được bài toán làm sao cho doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất: Hãy từ “tháo gỡ khó khăn” chuyển sang “tạo thuận lợi”. Và động thái sẵn sàng trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lẽ là điều cần phải làm ở nhiều cấp.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tư nhân hay Nhà nước cũng cần được đối xử công bằng để khuyến khích họ phát triển kinh tế, đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Vì thế, cần phải có quyết sách rất nhanh để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua trở ngại.

Ở góc độ vĩ mô, TS. Nguyễn Đức Hiển- Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương gợi mở: Cần có chính sách thực sự, kích cầu đầu tư đặc biệt đầu tư tư nhân, cần nhìn nhận thẳng thắn chính sách cho đầu tư ở khu vực này.

Đưa ra con số cụ thể hơn TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia chỉ ra rằng, đầu tư tư nhân chỉ tăng 2,7% là mức thấp chưa từng có trong 10 năm qua, thấp hơn cả thời kỳ dịch Covid-19. “Tỷ lệ này phải gấp đôi, tức tăng trưởng đầu tư tư nhân của doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình phải khoảng 6 - 7% mới ổn. Và để kích cầu đầu tư tư nhân, điều duy nhất là lấy lại niềm tin bằng việc cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh"”- ông Lực nêu quan điểm.

Năm 2024, Trung ương sẽ tiến hành đánh giá sơ kết Nghị quyết 10 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để đưa kinh tế tư nhân phát triển vững mạnh và và dẫn dắt nền kinh tế dịch chuyển sang lộ trình tăng trưởng mới, việc cần làm của năm nay và những năm tiếp theo chính là phải tiếp tục cải cách cơ cấu, môi trườn kinh doanh và hành lang pháp lý rộng hơn, cơ hội tiếp cận tài chính tốt hơn để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu, nhiều thách thức. Đặc biệt, phải đảm bảo cho kinh tế tư nhân được tiếp cận bình đẳng đến các nguồn lực phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gia nhập thị trường trong cạnh tranh, phát triển.

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Chiều 9/5, diễn ra Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may

Mỹ xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cổ phiếu thủy sản, dệt may ''bật tăng''

Trước thông tin Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhiều mã cổ phiếu tôm, cá tra, may mặc có dấu hiệu "bật tăng".
Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024.
Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Mặc dù giá giảm nhưng lại được bù đắp bởi khối lượng tăng mạnh đã giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil thu về gần 28 triệu USD trong quý I/2024.
4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Trong khi mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất xuất khẩu sang EU, thì thanh long và đậu bắp đối diện với nguy cơ tạm dừng nhập khẩu.
Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhất là vải thiều Thanh Hà và nông sản.
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam.
Hoa Kỳ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Hoa Kỳ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành thông báo chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Hơn 800 thương hiệu đến từ gần 20 quốc gia tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương từ ngày 8-10/5/2024.
Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh sau phiên nghỉ đầu tuần. Cà phê Arabica hồi phục một phần nguyên nhân do giới đầu cơ điều chỉnh, vì bán mạnh trước đó.
Hội chợ

Hội chợ ''Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024'': Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi

Hội chợ “Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024" thu hút 450 gian hàng của hơn 400 doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường.
Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Việc liên tục trúng các gói thầu lớn cũng như tìm được đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính đã giúp giá gạo Việt “nóng” trở lại.
Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Bộ Công Thương triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực điều tra cho cán bộ cơ quan cạnh tranh.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Canada coi Việt Nam là

Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'

Theo Liên đoàn phòng thương mại Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động