Thứ tư 27/11/2024 06:11

Khởi động dự án khu công nghiệp quan trọng của “quê lúa”

Sáng 13/12, tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ động thổ Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự, phát lệnh động thổ dự án.

Đây được coi là công trình trọng điểm đầu tiên trong Khu kinh tế Thái Bình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX thành công; là công trình khởi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; là công trình có dấu ấn quan trọng trong việc lan tỏa trong việc thu hút đầu tư phát triển khu kinh tế Thái Bình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phát lệnh khởi công xây dựng dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Khu kinh tế Thái Bình với tổng diện tích trên 30.000 ha, trong đó có hơn 8.000 ha quy hoạch một số khu công nghiệp. Trong đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình chọn Khu công nghiệp Liên Hà Thái là khu đột phá, tiên phong, mở ra giai đoạn phát triển của toàn bộ Khu kinh tế Thái Bình.

Khu công nghiệp Liên Hà Thái có vị trí địa lý rất thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Khu nằm trên tuyến đường ven biển trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh và là đầu mối giao thông đối ngoại chủ yếu của cả Khu kinh tế Thái Bình.

Liên Hà Thái lại liền kề cảng Diêm Điền - một trong những cảng biển lớn nhất của tỉnh Thái Bình. Phía Nam lại có sông Diêm Hộ rất thuận tiện để khai thác giao thông đường thủy và cảng nội địa tạo kết nối hạ tầng đồng bộ với khu vực phụ cận. Liên Hà Thái chỉ cách sân bay quốc tế Cát Bi, Cảng Hải Phòng 40 km rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất khẩu cho nhà đầu tư khi đầu tư vào Khu công nghiệp.

Đây là những lợi thế giúp khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhất là đón làn sóng chuyển dịch của các nhà đầu tư.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Dự án đặt mục tiêu thu hút các dự án thuộc ngành nghề điện tử, công nghệ cao có sức ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đóng góp lớn cho nguồn ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động. Các ngành công nghiệp sau được tập trung kêu gọi đầu tư: Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin; phần mềm tin học; Công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ôtô (sản xuất linh kiện và lắp ráp hoàn chỉnh); Các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng...

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là Khu kinh tế ven biển, có diện tích tự nhiên gần 31.000ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cho biết, tập trung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo.

baochinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'