Khó xử lý hoàn toàn tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

Ngăn ngừa sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng là mục tiêu xuyên suốt và rất quan trọng với Việt Nam. Tuy nhiên, để xử lý hoàn toàn tình trạng này là rất khó.
Giám đốc Công an Hà Nội: Sở hữu chéo, lợi ích nhóm trong ngân hàng vẫn đáng lo ngại Kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo Sau vụ việc Ngân hàng SCB, đề nghị đánh giá thực trạng sở hữu chéo

Sở hữu chéo “ẩn mình” dưới nhiều tầng lớp

Từ 2012 đến nay, thực hiện các đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu hệ thống tổ chức tín dụng của Chính phủ, tình trạng đầu tư, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan từng bước được xử lý nghiêm túc nhưng chưa triệt để...

Trước năm 2016, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam tồn tại 3 loại sở hữu chéo là: sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần; sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cổ phần; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân sở hữu cổ phần chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong đó, mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân rất phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình đồng thời là lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.

Thực trạng này đến nay vẫn còn và được che đậy dưới nhiều hình thức tinh vi mà những quy định luật pháp chưa thể đụng đến. Giai đoạn 2016-2020, ngành ngân hàng thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định 1058/QĐ-TTG ngày 19/7/2017. Kết thúc giai đoạn này, Kiểm toán Nhà nước và một số cơ quan của Quốc hội đánh giá tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan đã đạt một số kết quả tích cực. Song, vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo của các mối quan hệ, “ẩn mình” dưới nhiều tầng lớp do lợi ích nhóm điều phối. Điều này có thể gây hệ lụy khôn lường cho hệ thống ngân hàng, cũng như nền kinh tế.

Khó xử lý hoàn toàn tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
Thực trạng sở hữu chéo hiện nay vẫn còn và được che đậy dưới nhiều hình thức tinh vi mà những quy định luật pháp chưa thể đụng đến (hình minh họa)

Sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực, làm gia tăng rủi ro hệ thống, tạo điều kiện cho các thành viên chuyển vốn lòng vòng, tăng vốn điều lệ không thực chất... Do đó, tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dự thảo nhiều quy định bổ sung để ngăn chặn.

Một trong giải pháp được Ngân hàng nhà nước đưa ra là sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông, một cổ đông và người có liên quan để tăng tính đại chúng.

Theo đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ mức 5% vốn điều lệ ngân hàng sẽ giảm xuống còn 3%. Sở hữu của một cổ đông là tổ chức, giảm từ mức 15% hiện tại xuống còn 10%, của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng lại có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp, chuyên ngành tài chính - Kế toán Đại học Bristol, Anh, cho rằng, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông, một cổ đông và người có liên quan để tăng tính đại chúng, chưa chắc đã ngăn chặn được tình trạng sở hữu chéo, bởi cốt lõi vấn đề của ngân hàng Việt Nam nằm ở vấn đề quản trị. Ngân hàng tập trung quá nhiều vào bất động sản trong khi lĩnh vực này đang gặp khó khăn khi tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 13,61%, trong đó tín dụng đổ vào bất động sản tăng 15,4%, cổ phiếu 23,85% và trái phiếu doanh nghiệp 17,65%, (theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam)

Theo TS. Tuấn, Sở hữu chéo giữa các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng tại Việt Nam đang gặp phải những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối diện, khi các công ty bất động sản có vốn hóa yếu vay mượn nhiều từ các ngân hàng thông qua mạng lưới phức tạp của các chi nhánh, từ đó đặt các ngân hàng này cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng vào trạng thái rủi ro cao.

“Cần cân nhắc cải cách trong giám sát ngân hàng, coi đây là một nhiệm vụ chính sách công đa diện với nhiều mục tiêu, để đảm bảo ổn định tài chính như giải quyết rủi ro hệ thống; giải quyết thông tin bất đối xứng để bảo vệ người tiêu dùng tài chính; giải quyết các hành vi gian lận và tội phạm để đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường tài chính” - TS, Tuấn nêu quan điểm.

Ngăn ngừa, chống thao túng trong hoạt động ngân hàng là mục tiêu xuyên suốt

Trong khi đó, TS. Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại đặt vấn đề, mặc dù theo Luật các tổ chức tín dụng đã quy định các tỷ lệ về giới hạn sở hữu cổ phần của các cá nhân, tổ chức và người có liên quan nhằm tăng sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cổ đông có thể đã sử dụng nhiều cách thức, thông qua các mối quan hệ không bị giới hạn theo quy định tại Luật để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần thực tế và nắm quyền chi phối tại các định chế tài chính/tổ chức tín dụng, như cổ đông sử dụng mô hình “cá nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân đó làm chủ” hoặc “cá nhân và công ty cổ phần chưa niêm yết với tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân đó trên 65%”; thông qua người có liên quan và mối quan hệ thành viên gia đình nhưng không bị giới hạn bởi quy định của người có liên quan tại Luật các tổ chức tín dụng.

Khó xử lý hoàn toàn tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
Khó xử lý hoàn toàn tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

TS. Vũ Nhữ Thăng cũng nêu thực tế, các công ty có xu hướng không minh bạch thông tin liên quan đến chủ sở hữu và giao dịch có liên quan đến chủ sở hữu và người có liên quan; thiếu thông tin về các cổ đông tổ chức nắm giữ tỷ lệ sát ngưỡng 5% để tránh các quy định công bố thông tin về cổ đông lớn, thường là công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần chưa niêm yết/không phải là công ty đại chúng; công bố thông tin của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần chưa niêm yết thiếu, ngay cả khi cung cấp cho các cơ quan quản lý; thiếu quy định về công bố thông tin cổ đông lớn là cá nhân do theo quy định điều 55 Luật các tổ chức tín dụng quy định một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; hay việc các cổ đông cá nhân tăng sở hữu thực tế thông qua mối quan hệ thành viên gia đình là “hàng cháu” đã tránh được các quy định về người có liên quan nên không phải công khai thông tin của các cổ đông “hàng cháu”. Điều này dẫn đến không đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng, gây khó khăn trong hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát quyền “chi phối” thực sự của ngân hàng. Một số trường hợp như đứng tên hộ, sử dụng “công ty bình phong”… chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra.

Từ phân tích trên, TS. Vũ Nhữ Thăng cho rằng, việc quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ 5% xuống 3% vốn điều lệ, sở hữu của một cổ đông từ tổ chức, giảm từ 15% xuống 10%, hay nhóm cổ đông liên quan từ 20% xuống 15% như quy định của dự thảo sẽ không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo. Từ đó, TS Vũ Nhữ Thăng nhận định việc “hạn chế sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng” thì yếu tố hàng đầu là phải xác định được cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng. Nói cách khác, khuôn khổ pháp lý cần thiết kế nhằm xác định được cá nhân/tổ chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hoạt động của ngân hàng đó, tức là làm minh bạch thông tin của tất cả các cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng thương mại thay vì giảm tỷ lệ sở hữu. Do đó, để hạn chế sở hữu chéo và xử lý được nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì cần làm rõ đối tượng “người có liên quan” trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, với Luật chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Hôn nhân và Gia đình (Khoản 16 Điều 3).

Đồng thời, rà soát bổ sung các quy định về công bố thông tin. Theo đó, cần bổ sung các quy định về việc cổ đông, chủ sở hữu phải công bố thông tin nhằm giám sát hữu hiệu về sở hữu của tổ chức tín dụng. Quy định về công bố thông tin của tổ chức tín dụng (đặc biệt là ngân hàng thương mại) cần phải được quy định chặt chẽ hơn so với các công ty đại chúng, công ty niêm yết theo Luật chứng khoán 2019 (Luật Chứng khoán hiện hành yêu cầu công bố thông tin của cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng...). Cụ thể, nghiên cứu bổ sung quy định nghĩa vụ công bố thông tin đối với cổ đông (cả tổ chức và cá nhân) và nhóm người có liên quan sở hữu cổ phần của TCTD trên một mức cụ thể.

Trên phương diện cơ quan soạn thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn khẳng định, việc ngăn ngừa và chống thao túng trong hoạt động ngân hàng là mục tiêu xuyên suốt và rất quan trọng với Việt Nam. Tuy nhiên, việc mong muốn xử lý hoàn toàn và chấm dứt tình trạng này là rất khó nên Ban soạn thảo đặt mục tiêu là hạn chế về mức tối đa.

Phó Thống đốc khẳng định, không có mô hình quốc gia nào phù hợp hoàn toàn với Việt Nam nên khó có thể sao chép được một mô hình nào đó vào điều kiện của Việt Nam. Vì vậy, cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước là nâng cao năng lực của cơ quan thanh tra giám sát để ngăn ngừa kiểm soát rủi ro của hệ thống tổ chức tín dụng.

“Cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước đối với việc sửa luật lần này nhu cầu đầu tiên là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Chúng ta cần có khuôn khổ pháp lý hợp lý, phù hợp để ngăn ngừa cũng như xử lý được những rủi ro mang tính hệ thống, rủi ro của từng tổ chức tín dụng” - Phó Thống đốc nước Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 10/5: DBC, PVT và STK

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 10/5: DBC, PVT và STK

Dabaco là tập đoàn hoạt động đa ngành nghề ở Bắc Ninh, trong đó lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm.
Xây dựng “ngân hàng mở” làm sao để không tốn kém nguồn lực?

Xây dựng “ngân hàng mở” làm sao để không tốn kém nguồn lực?

Xây dựng ngân hàng mở ở Việt Nam còn mang tính riêng lẻ, việc mỗi nhà băng phải xây dựng, vận hành tiêu chuẩn và kết nối riêng khiến tăng chi phí, tốn nguồn lực
Thị trường đảo chiều sau 6 phiên tăng, VN-Index giảm gần 2 điểm

Thị trường đảo chiều sau 6 phiên tăng, VN-Index giảm gần 2 điểm

Sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index quay đầu giảm gần 2 điểm, đồng thời sắc đỏ cũng lấn án hầu hết các nhóm ngành trong phiên giao dịch hôm nay.
Người trong lực lượng vũ trang không được là thành viên quỹ tín dụng nhân dân

Người trong lực lượng vũ trang không được là thành viên quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về đề xuất quy định điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
Agribank trình diễn 6 dịch vụ vượt trội tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Agribank trình diễn 6 dịch vụ vượt trội tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Tại Hà Nội diễn ra sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã trình diễn 6 dịch vụ vượt trội.

Tin cùng chuyên mục

Công ty chứng khoán gửi cảnh báo tới khách hàng về lừa đảo trong giao dịch

Công ty chứng khoán gửi cảnh báo tới khách hàng về lừa đảo trong giao dịch

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT gửi cảnh báo đến khách hàng về hình thức dụ dỗ, lừa đảo, mạo danh công ty nhằm chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư.
Bất ngờ mức thu nhập nhân viên VIB, hóa ra không cao như chúng ta nghĩ!

Bất ngờ mức thu nhập nhân viên VIB, hóa ra không cao như chúng ta nghĩ!

Khác với chúng ta vẫn nghĩ, VIB dù là ngân hàng thương mại cổ phần lớn, song nếu so sánh lương thưởng trước các nhà băng khác lại đang có sự thua kém nhất định.
Lộ diện các mã cổ phiếu được khuyến nghị mua, kỳ vọng tăng giá tới 35%

Lộ diện các mã cổ phiếu được khuyến nghị mua, kỳ vọng tăng giá tới 35%

Giai đoạn 2025-2040, BVSC nâng doanh thu và LSNT của Hòa Phát (cổ phiếu HPG) lần lượt 50% và 72% so với dự phóng trước nhờ Khu liên hiệp Dung Quất 2 hoạt động.
Các nhà băng mang công nghệ gì tới sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024?

Các nhà băng mang công nghệ gì tới sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024?

Tại sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024, các nhà băng (ngân hàng) đã mang tới cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới nhất của ngành.
VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số".
Hiểu "khẩu vị" để lên "thực đơn" trong thu hút đầu tư nước ngoài

Hiểu "khẩu vị" để lên "thực đơn" trong thu hút đầu tư nước ngoài

Cần linh hoạt thích ứng để điều chỉnh chính sách, cải cách môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để phù hợp “khẩu vị” của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index tăng gần 2 điểm

Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index tăng gần 2 điểm

Thị trường hồi phục ở đợt khớp lệnh ATC, sắc xanh của loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index tăng 1,83 điểm, tương đương 0,15% lên 1.250,46 điểm.
Nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh

Nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh

Không chỉ nâng cao năng lực quản trị, ngành Ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan chức năng để xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh.
Đấu thầu vàng miếng: Ngân hàng Nhà nước bán được 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Ngân hàng Nhà nước bán được 3.400 lượng vàng

Đã có 3 đơn vị trúng thầu với khối lượng 3.400 lượng vàng miếng SJC, giá trúng thầu 86.050 triệu đồng/lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/5/2024: Thêm 2 ngân hàng tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/5/2024: Thêm 2 ngân hàng tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/5/2024, lãi suất tiết kiệm 8/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Chuyển đổi số ngân hàng: Thanh toán điện tử đạt 830 nghìn tỷ VND/ngày

Chuyển đổi số ngân hàng: Thanh toán điện tử đạt 830 nghìn tỷ VND/ngày

Một trong những kết quả nổi bật mà chuyển đổi số ngành Ngân hàng mang lại là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ VND/ngày.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 8/5: PLX, TCB và TPB

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 8/5: PLX, TCB và TPB

PLX là "ông lớn" giữ vai trò chủ đạo trên thị trường xăng dầu nội địa thông qua hệ thống phân phối gồm khoảng 5.500 cửa hàng hiện diện khắp cả nước...
Hơn 110.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

Hơn 110.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

Tháng 4/2024, Việt Nam đã có thêm 110.761 tài khoản chứng khoán mới, nâng tổng số tài khoản chứng khoán trong nước lên hơn 7,7 triệu tương đương 7,7% dân số.
Cắt giảm thủ tục hành chính, cổ đông lớn dễ dàng chuyển nhượng cổ phần

Cắt giảm thủ tục hành chính, cổ đông lớn dễ dàng chuyển nhượng cổ phần

Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước, cổ đông lớn không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.
Thị trường nối tiếp đà tăng, VN-Index lên mốc 1.248,63 điểm

Thị trường nối tiếp đà tăng, VN-Index lên mốc 1.248,63 điểm

Thị trường ghi nhận phiên tăng điểm thứ năm, lực kéo nửa cuối phiên đã đưa VN-Index tăng 7,05 điểm, tương đương 0,57% lên 1.248,63 điểm.
4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt. Do đó, để tạo lợi thế trong thu hút FDI, Việt Nam cần đẩy nhanh chuyển đổi phát triển mô hình KCN sinh thái.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc tăng sốc

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc tăng sốc

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng vào ngày mai (8/5), giá đặt cọc lên 85,3 triệu đồng/lượng, tăng 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần đầu.
VPBank ra mắt gói vay tái tài trợ, lãi suất chỉ từ 4,6%/năm

VPBank ra mắt gói vay tái tài trợ, lãi suất chỉ từ 4,6%/năm

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động