Chủ nhật 29/12/2024 07:16

Khảo sát toàn cầu ACCA: Lo ngại môi trường kinh doanh biến động và lạm phát

Khảo sát niềm tin của giới kế toán toàn cầu trong Quý 3 năm 2022 thể hiện sự bi quan giữa môi trường kinh doanh đầy biến động và nỗi sợ về lạm phát.

Theo Khảo sát Điều kiện Kinh tế toàn cầu (GECS) mới nhất do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) và Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) thực hiện, niềm tin vào triển vọng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung vị ghi nhận suốt thập kỷ qua do những lo ngại về tình trạng lạm phát và sụt giảm hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, niềm tin ghi nhận đang có sự phục hồi trong Quý 3 do những chính sách tiền tệ phù hợp.

Trên toàn cầu, khảo sát lần này cho thấy gần 3/4 số doanh nghiệp đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng chi phí, với tỷ lệ phản hồi cao nhất dành cho các áp lực về chi phí tăng trong thập kỷ qua; và 1/3 lo ngại về tình trạng giảm thu nhập, tương ứng tỷ lệ phản ánh về biến động ngoại hối do sự hoài nghi và những dự cảm về suy thoái đang chi phối triển vọng kinh tế mới nhất.

Khảo sát cũng chỉ ra 2 diễn biến mới đang nhấn mạnh bản chất bấp bênh của môi trường thương mại. Đầu tiên phải kể tới sự gia tăng số đáp viên báo cáo về “những vấn đề trong việc đảm bảo thanh toán nhanh chóng”, ghi nhận ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự gia tăng số lượng các tổ chức có khả năng gặp khó về dòng tiền. Bên cạnh đó, khảo sát cũng phát hiện sự gia tăng đáng chú ý các báo cáo về “những vấn đề trong tiếp cận tài chính”, phản ánh chính sách thắt chặt tiền tệ ngặt nghèo nhất trong gần 40 năm qua có thể đã tác động tới tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Khảo sát toàn cầu ACCA: Lo ngại môi trường kinh doanh biến động và lạm phát

Các dữ liệu thể hiện niềm tin vào triển vọng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung vị ghi nhận suốt thập kỷ qua, trong khi 3 chỉ số khác liên quan mật thiết tới hoạt động kinh tế - bao gồm số đơn hàng mới, chi phí vốn và việc làm – cũng đều cho thấy sự suy giảm. Nhìn chung, các thông tin ghi nhận được phản ánh đúng thực trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong khoảng thời gian còn lại của năm, cùng với gia tăng áp lực lạm phát.

Tiến sỹ Josh Heniro, Giám đốc cấp cao của IMA, khu vực Đông Nam Á cho biết: “Quan ngại ngày càng lớn về gia tăng mức lãi suất trước nguy cơ lạm phát tăng cao và hệ quả của việc thắt chặt chính sách dẫn đến rủi ro làm chậm sự phát triển kinh tế toàn cầu so với mức kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm 2023”.

Nhận xét về triển vọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông nói thêm: “Điểm sáng tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương là chính sách tiền tệ vẫn được điều tiết thỏa đáng, giúp mức tăng lạm phát nằm trong giới hạn chấp nhận được so với các khu vực khác. Đó có thể là lý do tại sao chúng ta đang thấy sự phục hồi niềm tin trong số người tham gia khảo sát trên địa bàn."

Khảo sát cũng cho thấy sự phân hóa trong mức độ của niềm tin giữa các khu vực, khi các mức độ thấp ghi nhận tại Bắc Mỹ và Tây Âu tương phản sâu sắc với cái nhìn lạc quan ghi nhận tại Trung Đông và Nam Á.

Cụ thể, các phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ minh họa tác động của gia tăng lạm phát và nền kinh tế thế giới. Sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục trong Quý 2, niềm tin của cộng đồng Bắc Mỹ phần nào phục hồi trong Quý 3, song vẫn là một trong hai mức thấp nhất từng ghi nhận trong lịch sử khảo sát. Đáng lo ngại hơn là các chỉ số đơn hàng mới, chi phí vốn và việc làm đều suy giảm nghiêm trọng trong quý này.

Ông Jamie Lyon, Trưởng ban Kỹ năng, Khối ngành và Công nghệ tại ACCA cho biết: “Khảo sát Điều kiện Kinh tế toàn cầu mới nhất của chúng tôi chỉ rõ những thách thức tới đây đối với nền kinh tế thế giới, phản chiếu đà sụp đổ kinh tế từ khi cuộc chiến Nga và Ukraine nổ ra, việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ ở các khu vực pháp lý then chốt, và cuộc khủng khoảng giá sinh hoạt. Một trong những rủi ro lớn nhất nằm ở việc các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ tới mức nào trong các tháng sắp tới nhằm chế ngự áp lực lạm phát, và liệu nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng chậm hơn cả mức kỳ vọng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong năm 2023 hay không.”

Khảo sát GECS Quý 3 năm 2022 được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 2-14 tháng 9 năm 2022 với 905 ý kiến trả lời. GECS được xem là Khảo sát kinh tế thường niên lớn nhất lấy ý kiến đóng góp của các kế toán viên hoạt động trên khắp thế giới

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào