Thứ hai 30/12/2024 00:02

Khánh Hòa sẽ thu hồi chứng nhận sản phẩm OCOP nếu không dùng nguồn nguyên liệu địa phương

Các sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên sẽ bị xem xét thu hồi chứng nhận khi không sử dụng đúng nguồn nguyên liệu tại địa phương.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quy chế quản lý sản phẩm sau khi được đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trong đó, đối với các sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên, sẽ bị xem xét thu hồi chứng nhận khi không sử dụng đúng nguồn nguyên liệu tại địa phương, không thực hiện liên kết, sản xuất, thu mua nguyên liệu và không thực hiện đúng quy trình sản xuất đã công bố.

Khánh Hòa sẽ xem xét thu hồi chứng nhận nếu các sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên không sử dụng đúng nguồn nguyên liệu tại địa phương

Ngoài ra, các sản phẩm OCOP được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên cũng sẽ bị xem xét thu hồi chứng nhận khi vi phạm các nội dung như: Không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; Sản phẩm cung cấp ra thị trường có dán nhãn hiệu chứng nhận OCOP nhưng không đúng với chất lượng của sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng và công nhận; Sản xuất, mua bán sản phẩm OCOP đã hết hạn sử dụng, đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấm lưu thông; Sản xuất, mua bán, trao đổi, tiếp thị sản phẩm OCOP không đảm bảo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…; Sản phẩm không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không xuất trình được hồ sơ lưu quá trình sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP không đúng quy định…

Theo Quy chế này, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Công Thương tỉnh kiểm tra chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa OCOP thuộc trách nhiệm quản lý ngành Công Thương.

Cùng với đó, giao Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa chủ trì, phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng OCOP kém chất lượng; hàng giả, hàng nhái.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã có 103 sản phẩm của 61 chủ thể (22 doanh nghiệp, 14 Hợp tác xã, 13 Tổ hợp tác, 12 hộ kinh doanh) được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm có số điểm đạt 5 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao và 88 sản phẩm đạt 3 sao.

Kế hoạch năm 2023, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu có 120 sản phẩm của 72 chủ thể (37 doanh nghiệp, 10 Hợp tác xã, 7 Tổ hợp tác, 18 hộ kinh doanh) đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025