Thứ hai 25/11/2024 19:31

Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội Lim truyền thống nổi tiếng xứ Kinh Bắc

Lễ hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch hàng năm trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Vào mỗi dịp đầu Xuân, ai nấy cũng hứng khởi và chờ đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi. Và một trong số những lễ hội truyền thống nổi tiếng ai cũng biết chính là Hội Lim - Bắc Ninh.

Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là nét đẹp truyền thống của hội Lim

Lễ hội Lim được tổ chức ở đâu?

Lễ hội Lim là một trong những lễ hội ngày Tết truyền thống nổi tiếng của người dân Bắc Ninh. Lễ hội này thường được tổ chức trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh và được xem là tinh hoa của văn hóa vùng Kinh Bắc.

Hội Lim Bắc Ninh thờ ai?

Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim - nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu - người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: Xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng Âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong chính hội.

Nguồn gốc, ý nghĩa Lễ hội Lim

Đã có khá nhiều giả thuyết được đặt ra về nguồn gốc của Lễ hội Lim như từ hội chùa, hội hát, dân ca Quan họ hay liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tài liệu thư tịch cho biết thì Hội Lim là một lễ hội lớn phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ) có từ thế kỷ 18. Lim là vùng đất cổ hội tụ nhiều yếu tố lịch sử và truyền thống văn hiến lâu đời của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Bên cạnh đó, vùng đất Lim phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giao thương và đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Qua những việc duy trì và đổi mới của quận công Đỗ Nguyên Thụy và tướng công Nguyễn Đình Diễn, Lễ hội Lim đã ngày càng có nhiều hoạt động dân gian phong phú như hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ... cũng như các nghi lễ nhập tịch cầu phúc vào tháng Giêng theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”.

Nghi thức Lễ hội Lim

Tương tự như những lễ hội truyền thống khác, Hội Lim sẽ bắt đầu bằng một lễ rước với thành phần đoàn rước là những người tham gia tổ chức lễ trong cổ phục uy nghiêm và trang trọng.

Trong ngày lễ chính sẽ là các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật và cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng.

Bên cạnh phần lễ sẽ là phần hội với các trò chơi dân gian đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc biệt là các sinh hoạt văn hóa dân ca Quan họ đặc sắc và độc đáo mà chỉ ở Bắc Ninh mới có.

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau