Khai thác thế mạnh đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm của cả nước về kinh tế biển

Khai thác thế mạnh về biển để Khánh Hòa trở thành trung tâm của cả nước về kinh tế biển, làm tiền đề vững chắc hướng tới xây dựng và phát triển Khánh Hoà trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những kết quả bước đầu

Khai thác thế mạnh đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm của cả nước về kinh tế biển

Hội thảo "Xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đưa ra những gợi mở để Khánh Hòa phát huy hiệu quả nhất các tiềm năng thế mạnh để kinh tế tỉnh có những đột phá trong thời gian tới

Ngày 31/12, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Báo cáo Tổng kết Kết luận số 53-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Chính trị khóa XI. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng chủ trì Hội thảo.

Khai thác thế mạnh đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm của cả nước về kinh tế biển
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, ngày 24/12/2012, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Kết luận số 53-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Kết luận số 53-KL/TW), với nhiều nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW Khánh Hoà đã khai thác và phát huy tương đối tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, đạt một số chỉ tiêu đặt ra, trở thành trung tâm du lịch biển quốc gia, có thương hiệu quốc tế; từng bước trở thành một cực tăng trưởng trong khu vực.

Khai thác thế mạnh đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm của cả nước về kinh tế biển
Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa: Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW Khánh Hoà đã khai thác và phát huy tương đối tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển

Tuy nhiên, Khánh Hòa vẫn chưa đạt được các tiêu chí để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chưa thực sự là động lực phát triển của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên….

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định: Khánh Hòa là một trong những tỉnh, thành có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. Sau gần 10 năm thực hiện Kết luận 53-KL/TW, Khánh Hoà đã có nhiều nỗ lực khai thác và phát huy tương đối tốt các tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế về biển cho phát triển. Kinh tế tăng trưởng khá, giai đoạn 2012-2019 đạt mức bình quân hơn 7,32%/năm. Năm 2019, quy mô nền kinh tế tăng 1,76 lần so với năm 2011; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt mức 70,07 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2011; trở thành trung tâm du lịch biển quốc gia, có thương hiệu quốc tế; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; từng bước trở thành một cực tăng trưởng trong khu vực; Khu Kinh tế Vân Phong từng bước có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của tỉnh và vùng…

Bên cạnh đó, nhiều mục tiêu trong Kết luận số 53-KL/TW Khánh Hòa vẫn chưa hoàn thành. Nhất là trong những năm gần đây, phát triển của Khánh Hòa không có những tăng trưởng đột phá so với nhiều tỉnh, thành trong vùng và cả nước. Vì vậy, Hội thảo cần đưa ra các đề xuất các quan điểm mới, mục tiêu và các giải pháp, nhất là các giải pháp đột phá khai thác cao nhất tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà nói chung và một số vùng, ngành, lĩnh vực nói riêng, nhất là những vùng, ngành, lĩnh vực đột phá và bền vững…hướng đến xây dựng và phát triển Khánh Hoà trở thành thành phố trực thuộc Trung.

Hướng phát triển mới phải gắn với khai thác có hiệu quả và bền vững kinh tế biển

Các đại biểu tham dự hội thảo thống nhất cao về việc đề nghị Ban Chỉ đạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành chủ trương, định hướng mới, phù hợp với thực tiễn phát triển, tình hình quốc tế và khu vực, tạo động lực cho địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cần những chính sách đột phá để Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc trung ương
PGS.TS. Phạm Trung Lương, Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh mới, tạo cơ hội để phát triển Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc trung ương.

Trong đó, nhiều chuyên gia, nhà khoa học tái khẳng định việc phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa phải gắn liền với phát huy những lợi thế về biển.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam bày tỏ quan điểm, việc xây dựng Đề án của Khánh Hòa cách tiếp cận phải nhận diện những cái gì đã làm, còn cái gì phải gỡ tiếp. Cái thứ hai là định hình những yêu cầu mới và đặc biệt là những lợi thế của Khánh Hoà trong điều kiện mới là như thế nào. Trên cơ sở đó mới định hình giải pháp, đề xuất khác, định hướng tích cực hơn. Tôi lấy ví dụ từ việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết cho Thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng năm 2019 rất thành công, đã tạo động lực ghê gớm, cả về mặt tinh thần lẫn về mặt thể chế, chính sách. Tôi hy vọng Khánh Hoà tới đây sẽ là như vậy.

Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, để phát triển bền vững kinh tế biển Khánh Hòa cần quy hoạch, khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển một cách hiệu quả, gắn với bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biển đảo Việt Nam vừa là nhiệm vụ vừa là những nhóm giải pháp cần chú ý trong thời gian tới.

Còn GS.TS.NGND Lương Công Nhớ, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Hàng hải Việt Nam cho rằng, tỉnh Khánh Hòa cần Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Khánh Hòa trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

Ở một góc nhìn khác, PGS.TS. Phạm Trung Lương, Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam nhận định, Nha Trang – Khánh Hòa hiện đang là “trung tâm du lịch” cùng vùng và tiến tới của quốc gia khi địa phương này giữ vai trò trò “hạt nhân” trong liên kết vùng, cụ thể là việc hiện thực hóa ý tưởng chiến lược “Tam giác tăng trưởng du lịch” Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt.

Ngoài ra, tại hội thảo, ý kiến có tính gợi mở về các lĩnh vực, các đột phá cần tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cũng được các đại biểu đề cập, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh sinh thái và đảm bảo quốc phòng an ninh, giữa đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, giữa nâng cao chất lượng lao động, ổn định dân cư và di dân tự do, giảm nghèo… “Các cơ chế chính sách cần hướng tới xây dựng KKT Vân Phong có tính cạnh tranh dựa trên các ngành tập trung có lợi thế tự nhiên mạnh mẽ; thu hút các nhà đầu tư mỏ neo ngay từ giai đoạn đầu và trở thành một nơi thử nghiệm các chính sách tiên phong và đột phá của Việt Nam....”, ông Nguyễn Đình Chúc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói.

Đáng chú ý, đại biểu mạnh dạn cũng đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh mới. Đây là cơ hội để phát triển Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc trung ương.

Cần những chính sách đột phá để Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc trung ương
Hội nghị được tổ chức kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến

Đánh giá cao ý kiến trao đổi, tham luận của các đại biểu, đồng chí Trần Tuấn Anh khẳng định, với vị trí đặc biệt quan trọng của Khánh Hòa về địa chính trị, địa kinh tế cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng, gắn với bảo vệ vững chắc quyền biển đảo, các đại biểu đều thống nhất việc cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, để hướng tới phát triển bền vững Khánh Hòa trên cơ sở khai thác tốt, có hiệu quả các lợi thế tiềm năng của Khánh Hòa; gợi mở những định hướng lớn có tính đột phá và phù hợp với các xu thế phát triển của quốc tế, toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh bền vững, kinh tế tuần hoàn; khẳng định, Khánh Hòa phát triển không phải chỉ riêng cho Khánh Hòa mà còn cho cả vùng và cả nước.

Chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI. Hội nghị thảo luận về các Dự thảo Báo cáo, đi đến thống nhất về quan điểm, mục tiêu phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xác định những trụ cột chính để xây dựng và phát triển Khánh Hòa; thống nhất một số giải pháp xây dựng và phát triển Khánh Hòa, hướng tới là một trong những trung tâm lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về trung tâm của vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển; xác định nguy cơ hiện hữu và cấp thiết của diễn biến trên biển Đông và những biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên; từ đó xác định những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài nhằm thích ứng, đảm bảo phát triển bền vững.

Về cơ bản, các thành viên Ban Chỉ đạo nhất trí với dự thảo: Báo cáo Đề án, Tờ trình Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt, các đại biểu thống nhất cao để Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo động lực cho địa phương, phù hợp với thực tiễn phát triển, tình hình quốc tế và khu vực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc an ninh của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch tỉnh Quảng Nam

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch tỉnh Quảng Nam

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cùng tham gia kích cầu thu hút du khách, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch năm 2024.
Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp chủ lực, đây được ví như các “thỏi nam châm” thu hút các công ty lớn rón vốn đầu tư.
Tượng đài V.I.Lê-nin ở TP. Vinh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga

Tượng đài V.I.Lê-nin ở TP. Vinh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga

Tượng đài V.I.Lê-nin đặt ở trung tâm TP. Vinh (Nghệ An) được làm bằng đồng, cao 3,6m nặng 4,5 tấn, là biểu tượng cho tình hữu nghị hai nước Việt - Nga.
Lào Cai: Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Sở Du lịch, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Lai Châu: Quyết định 13 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Lai Châu: Quyết định 13 nội dung quan trọng

Sáng nay (16/4), HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 20, kỳ họp sẽ xem xét quyết định 13 nội dung.
Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Lào Cai vừa ký quyết định phê duyệt mô hình thí điểm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng.
Tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Do sự cố sạt lở hầm Bãi Gió (Khánh Hoà), ngành đường sắt tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh để chờ khắc phục, tránh ùn ứ.
TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh không thực hiện các công tác trên lưới có cắt điện, làm mất điện khách hàng liên tục trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Sóc Trăng bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Công Thương

Sóc Trăng bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Công Thương

Ông Đặng Thành Sơn, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Sóc Trăng được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương tỉnh.
Lào Cai: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Lào Cai: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Lào Cai đang xây dựng Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đến năm 2030.
Hà Giang: Chợ lùi Sà Phìn - nét văn hóa độc đáo của người vùng cao

Hà Giang: Chợ lùi Sà Phìn - nét văn hóa độc đáo của người vùng cao

Không đơn thuần chỉ là mua sắm, trao đổi hàng hóa, chợ lùi Sà Phìn còn được xem như là một phiên chợ tình độc đáo của tỉnh Hà Giang.
Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các sở, ban, ngành liên quan đã có chuyến khảo sát chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Bạc Liêu: Chắp cánh cho hạt muối vươn xa

Bạc Liêu: Chắp cánh cho hạt muối vươn xa

“Vựa muối” Bạc Liêu đang nỗ lực ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị hạt muối và tìm hướng đi bền vững cho diêm dân.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.
Lào Cai: Tăng cường giúp đỡ xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Lào Cai: Tăng cường giúp đỡ xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu tăng cường hoạt động giúp đỡ xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.
Ninh Thuận: Khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư

Ninh Thuận xác định tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cần Thơ: Ban tổ chức thừa nhận thiếu sót trong giải chạy đêm "bất ổn"

Cần Thơ: Ban tổ chức thừa nhận thiếu sót trong giải chạy đêm "bất ổn"

Giải chạy bộ đêm âm nhạc diễn ra tại Cần Thơ vào tối 13/4 đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng do những thiếu sót trong khâu tổ chức.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Cà Mau: Thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Cà Mau: Thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 730/QĐ-UBND thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trên địa bàn.
Hà Giang: Quý I/2024, sản lượng điện thương phẩm đạt 106,6 triệu kWh

Hà Giang: Quý I/2024, sản lượng điện thương phẩm đạt 106,6 triệu kWh

Công ty Điện lực Hà Giang cho biết, điện thương phẩm Quý I/2024 đạt 106,6 triệu kWh, giảm so với kế hoạch đề ra.
Nam Định đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc dài 50,6 km

Nam Định đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc dài 50,6 km

UBND tỉnh Nam Định đã đề nghị Chính phủ cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động