Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc Quảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách

Phương thức mới để phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Những năm gần đây, việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.

Hiện nay đã xuất hiện các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phối hợp cùng các địa phương có các chương trình, tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó hình thành các sản phẩm đặc sắc, khác biệt của bà con.

Nhiều sản phẩm đặc sản của các địa phương đã trở thành thế mạnh được tiêu thụ ở các kênh phân phối trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Từ đó không chỉ giúp bà con ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá được truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc ở địa phương.

Thông tin tại Tọa đàm Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 29/9, bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc - Ủy ban dân tộc cho biết, những năm trước đây, vấn đề hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được thực hiện lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến năm 2021, vấn đề phát triển thương mại miền núi, vùng dân tộc thiểu số được thể hiện rất rõ nét ở dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, ở tiểu dự án 2 của dự án này đã đưa ra mục tiêu là hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền và sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, yếu tố giá trị văn hóa các dân tộc đã được thể hiện cụ thể tại dự án 6 trong chương trình này, đó là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với du lịch. Trong đó đã đề ra phương hướng rất rõ là khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, về văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử văn hóa, đẩy mạnh việc phát triển du lịch xanh gắn với việc tôn trọng yếu tố tự nhiên cũng như văn hóa địa phương, vùng dân tộc thiểu số.

Kết quả, đến nay, cả nước đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức được 52 sự kiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các sự kiện lễ hội gắn thương mại với du lịch; sự kiện quảng bá tiêu thụ sản phẩm của đồng bào,…

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Trần Tuyết Lan - Giám đốc Công ty CP Doanh nghiệp Xã hội Craft Link chia sẻ, những năm qua, Craft Link đã tiến hành rất nhiều dự án ở khắp mọi miền của đất nước với rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số để tập huấn và hỗ trợ cho họ tăng thêm nội lực, để họ sử dụng chính những kĩ năng làm hàng thủ công truyền thống đó và những đặc trưng văn hoá truyền thống đưa vào các sản phẩm mới, có thể giới thiệu, quảng bá ra thị trường, từ đó tăng thêm thu nhập.

Khi thu nhập tăng cao thì đồng bào sẽ vui, sẽ quay lại làm nhiều hơn nữa các sản phẩm thủ công truyền thống, nhờ vậy nền văn hoá và bản sắc văn hoá được gìn giữ, phục hồi và phát huy, lưu giữ cho thế hệ mai sau.

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ

Một trong những dự án được Craft Link tiến hành là kết hợp với UNDCP (Chương trình Kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc) hỗ trợ nhóm người Mông ở Kỳ Sơn - Nghệ An xóa bỏ cây thuốc phiện, đồng thời thay thế thu nhập từ thuốc phiện trước kia bằng thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công truyền thống.

“Sau hai năm, dự án kết thúc, hầu hết các chị em tham gia trong dự án đều trả lời rằng chúng tôi rất vui bởi vì thứ nhất là chúng tôi tự kiếm được thêm thu nhập. Phụ nữ Mông trước kia hầu như không tự kiếm được thu nhập bằng tiền, nhưng giờ đã có thể bán sản phẩm để có tiền. Thứ hai là những người phụ nữ Mông thấy rằng kỹ năng làm nghề truyền thống của họ được phục hồi và hàng ngày họ vừa có thể vừa làm vừa chăm sóc con cái” – bà Trần Tuyết Lan nói.

Mỗi năm, Craft Link cũng tổ chức các hội chợ hàng thủ công truyền thống và mời các nhóm tham gia, để nhóm cũng có thể trực tiếp giao lưu với công chúng và khách hàng. Thông qua quá trình đó, họ không chỉ giới thiệu được nét văn hóa truyền thống của chính họ mà họ còn học hỏi từ khách hàng và công chúng về nhu cầu và xu hướng của thị trường.

Cần thêm chính sách hỗ trợ

Thực tế từ các địa phương cho thấy, thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả.

Qua đó, góp phần phục hồi, bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con.

Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa.

Theo bà Bế Hồng Vân, có thể nói đến thời điểm này, về quan điểm cũng như định hướng, mục tiêu về việc hỗ trợ phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được thể hiện rất nhiều trong các văn bản của Chính phủ. Thời gian tới, chính sách phải có những hành động cụ thể và hiệu quả để đạt được những mục tiêu mới.

Cụ thể, cần phải tạo một môi trường kết nối các đối tác tham gia vào liên kết chuỗi giá trị gồm cơ quan chính quyền, đó là đại diện cho cơ chế, chính sách.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn đã triển khai thành công vai trò hỗ trợ kỹ thuật và tạo động lực cho việc khai thác các giá trị văn hóa trong sản xuất và phát triển sản phẩm vùng dân tộc.

Thêm nữa, phải đưa những yếu tố tri thức, những văn hóa truyền thống cũng như cố kết cộng đồng vào trong tiêu chí để lựa chọn những dự án hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị. Đặc biệt, chính sách phải lưu ý đến đội ngũ nghệ nhân tại địa phương vì đây là những nhân chứng sống truyền thụ và lưu giữ văn hóa địa phương đến muôn đời.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Dự báo giá vàng ngày 24/5/2024: Giá vàng tiếp đà giảm sốc?

Dự báo giá vàng ngày 24/5/2024: Giá vàng tiếp đà giảm sốc?

Đấu giá 2.300 tấn gạo của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa

Đấu giá 2.300 tấn gạo của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/5/2024: Xăng tăng từ 78-162 đồng/lít; giá dầu điều chỉnh giảm

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/5/2024: Xăng tăng từ 78-162 đồng/lít; giá dầu điều chỉnh giảm

Cú huých cho nhóm kim loại bước vào thời kỳ ‘sốt giá’

Cú huých cho nhóm kim loại bước vào thời kỳ ‘sốt giá’

Giá vàng hôm nay 23/5 lao dốc, vàng SJC lùi xa mốc 90 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 23/5 lao dốc, vàng SJC lùi xa mốc 90 triệu đồng/lượng

Giá nông sản hôm nay ngày 23/5/2024: Lô vải thiều đã hạ cánh tại châu Âu, giá tiêu tăng nóng

Giá nông sản hôm nay ngày 23/5/2024: Lô vải thiều đã hạ cánh tại châu Âu, giá tiêu tăng nóng

Tỷ giá Won hôm nay 23/5/2024: Giá Won tại các ngân hàng chìm trong sắc đỏ trong ngày hôm nay

Tỷ giá Won hôm nay 23/5/2024: Giá Won tại các ngân hàng chìm trong sắc đỏ trong ngày hôm nay

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/5/2024: Giá vàng tiếp đà giảm mạnh; giá lợn hơi tăng nhẹ

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/5/2024: Giá vàng tiếp đà giảm mạnh; giá lợn hơi tăng nhẹ

Tỷ giá AUD hôm nay ngày 23/5/2024: Giá đô Úc hạ nhiệt do RBA thận trọng với việc tăng lãi suất

Tỷ giá AUD hôm nay ngày 23/5/2024: Giá đô Úc hạ nhiệt do RBA thận trọng với việc tăng lãi suất

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 23/5/2024: Sắc đỏ bao trùm tại ngân hàng, VCB mua CNY cao nhất 3.445,45 VNĐ/CNY

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 23/5/2024: Sắc đỏ bao trùm tại ngân hàng, VCB mua CNY cao nhất 3.445,45 VNĐ/CNY

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/5: Lực bán áp đảo thị trường kim loại, năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/5: Lực bán áp đảo thị trường kim loại, năng lượng

Giá xe máy Lead mới nhất hôm nay 23/5/2024: Xe Honda Lead 2024 bản đặc biệt lăn bánh từ 47 triệu đồng

Giá xe máy Lead mới nhất hôm nay 23/5/2024: Xe Honda Lead 2024 bản đặc biệt lăn bánh từ 47 triệu đồng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/5: Gạo biến động trái chiều, có loại tăng 4.000 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/5: Gạo biến động trái chiều, có loại tăng 4.000 đồng/kg

Tỷ giá Euro hôm nay 23/5/2024: Đồng Euro lao dốc, VCB giảm 80,74 VND/EUR chiều bán

Tỷ giá Euro hôm nay 23/5/2024: Đồng Euro lao dốc, VCB giảm 80,74 VND/EUR chiều bán

Giá heo hơi hôm nay ngày 23/5/2024: Tăng cao nhất 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay ngày 23/5/2024: Tăng cao nhất 2.000 đồng/kg

Giá cao su ngày 23/5/2024: Cao su thế giới nối đà tăng mạnh

Giá cao su ngày 23/5/2024: Cao su thế giới nối đà tăng mạnh

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024: Thị trường có diễn biến mới?

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024: Thị trường có diễn biến mới?

Giá thép hôm nay ngày 23/5/2024: Vì sao ông lớn Hoa Sen tích lũy nguyên liệu?

Giá thép hôm nay ngày 23/5/2024: Vì sao ông lớn Hoa Sen tích lũy nguyên liệu?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/5/2024: Đồng Yen Nhật tiếp tục mất giá

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/5/2024: Đồng Yen Nhật tiếp tục mất giá

Tỷ giá USD hôm nay 23/5/2024: USD tiếp đà tăng giá tiến sát mốc 105

Tỷ giá USD hôm nay 23/5/2024: USD tiếp đà tăng giá tiến sát mốc 105

Xem thêm