Thứ ba 24/12/2024 10:13

Khai mạc Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại TP. Đà Nẵng

Tối 14/7, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ khai mạc Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại thành phố Đà Nẵng.

Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như chương trình nghệ thuật hát về Ninh Thuận quê hương tôi; trình diễn và trải nghiệm làm gốm Chăm và dệt thổ cẩm; trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc như: Đàn Chapi, trống Ghi năng, khèn bầu, mả la, múa Chăm. Bên cạnh đó, ngày hội có hơn 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu về nét đẹp văn hóa, du lịch; các điểm đến, danh lam thắng cảnh rất đặc sắc, khác biệt; sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù, đặc sản của các địa phương và các món ẩm thực đặc sắc của tỉnh Ninh Thuận.

Khai mạc Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh năm ít chịu ảnh hưởng của bão mà các nhà địa lý học ví như “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á”... Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105 km, với đa dạng chủng, loài hải sản, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về sinh học và nhiều thắng cảnh nổi tiếng.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Lễ hội Katê, nghệ thuật văn hóa Chăm với những làn điệu dân ca, múa Chăm, cùng với các nghề truyền thống và những phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm, các tháp Chăm cổ kính như: Tháp Pôklông Garai, Tháp Pô Rômê, Tháp Hoà Lai hầu như còn nguyên vẹn... đã trở thành những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của nền văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận với khí hậu nắng ấm quanh năm cũng là một lợi thế tự nhiên giúp Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và trở thành đặc sản của địa phương như cây Nho, măng tây xanh, táo, tỏi, chăn nuôi dê, cừu.

Ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại sự kiện

Ninh Thuận ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc, phía Nam và trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm để hình thành hệ thống khách sạn, trung tâm thương mại, các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng, lưu trú; các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển; xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, hấp dẫn; đồng thời, đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành phố trong khu vực duyên hải miền Trung và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

“Với truyền thống hiếu khách, thân thiện và khát vọng vươn lên của cán bộ và nhân dân Ninh Thuận, chúng tôi sẵn lòng chào đón và đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà đầu tư bất động sản du lịch trong và ngoài nước”, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nói và cam kết, tại Ninh Thuận các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động kinh doanh du lịch phát triển bền vững, các doanh nghiệp thực hiện thành công dự án của mình; và mong muốn người dân, du khách, nhà đầu tư sẽ đến với tỉnh Ninh Thuận, để đầu tư, trải nghiệm, tham quan nghỉ dưỡng.

Ông Hà Văn Siêu – Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam

Theo ông Hà Văn Siêu – Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận năm nay được lựa chọn tổ chức tại TP. Đà Nẵng là quyết tâm kết nối trên hành trình nhiều điểm đến, hình thành chuỗi giá trị du lịch đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho những ý tưởng đầu tư phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo có sự chia sẻ, bổ sung cho nhau giữa Đà Nẵng với Ninh Thuận và các địa phương duyên hải Nam Trung bộ.

Ngày Văn hóa, Du lịch tỉnh Ninh Thuận tại Đà Nẵng sẽ diễn ra đến hết ngày 15/7.

Một số hình ảnh tại Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024:

Địa diện tỉnh Ninh Thuận tặng quà lưu niệm cho TP. Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng trao quà cho tỉnh Ninh Thuận
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng và tỉnh Ninh Thuận tham quan gian hàng văn hóa tỉnh Ninh Thuận
Du khách quốc tế trải nghiệm văn hóa ẩm thực tỉnh Ninh Thuận
Người dân, du khách tại TP. Đà Nẵng tham quan, mua sắm đặc sản Ninh Thuận
Hàng nghìn người dân, du khách trong nước và quốc tế tham quan, mua sắm tại Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024
Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm văn hóa tỉnh Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đặt ra đến năm 2025, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu thu hút 3,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt khoảng 2.900 tỷ đồng, đóng góp 13% GRDP; đến năm 2030, ngành du lịch NinhThuận thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút 06 triệu lượt khách, đóng góp 15% GRDP. Riêng trong năm 2024, phấn đấu đạt mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách.

Theo đó, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm chính bao gồm: 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm mới lạ, 4 sản phẩm bổ trợ.

+ Nhóm sản phẩm đặc thù: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hoá di sản Chăm; du lịch Nông nghiệp công nghệ cao; Du lịch sinh thái gắn với khu DTSQTG Núi Chúa;

+ Nhóm sản phẩm mới lạ: du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát-Muối; du lịch săn bắn hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; du lịch điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ;

+ Nhóm sản phẩm bổ trợ: du lịch cộng đồng; du lịch vui chơi giải trí và ẩm thực; du lịch tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển