Khai mạc Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt - Lào

Tối 5/7, tại thành phố Sơn La, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2 năm 2017.
Khai mạc Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt - Lào
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou và đại biểu hai nước giao lưu vòng xòe truyền thống.

Đây là hoạt động trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2017) và 40 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2017).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương hai nước Việt Nam, Lào; lãnh đạo các tỉnh của hai nước Việt Nam, Lào và đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La dự dự lễ khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ, mối quan hệ đoàn kết, mẫu mực, thủy chung, hiếm có, đậm nghĩa, nặng tình giữa hai dân tộc Việt Nam​-Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Việt​-Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”; Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nhiều lần khẳng định: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào​-Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông.”

Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước, hai dân tộc anh em được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong kính yêu cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công gây dựng, giữ gìn và vun đắp, đã không ngừng phát triển, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là quy luật sống còn; là nhân tố bảo đảm thắng lợi của hai dân tộc Việt Nam và Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội được diễn ra với nhiều nội dung đa dạng, phong phú và sinh động, như: giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch; triển lãm, giới thiệu ảnh nghệ thuật về con người và tiềm năng 10 tỉnh của Việt Nam có chung tuyến biên giới Việt Nam​-Lào; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc; giới thiệu lễ hội nghi thức, sinh hoạt văn hóa của đồng bào nhân dân các dân tộc có chung đường biên giới Việt Nam-Lào...

Khai mạc Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt - Lào
Đại diện lãnh đạo trao cờ Lưu niệm cho các tỉnh giáp đường biên giới Việt Nam-Lào.

Ngày hội là dịp để đồng bào, nhân dân hai nước Việt Nam-Lào ôn lại truyền thống cách mạng, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.

Đây còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và di sản văn hóa các dân tộc vùng biên giới hai nước Việt Nam-Lào trong công cuộc hội nhập và phát triển.

Các hoạt động trong khuôn khổ của Ngày hội do các già làng, trưởng bản và đồng bào nhân dân các dân tộc vùng biên giới hai nước Việt Nam​-Lào thể hiện có sức lan tỏa mạnh mẽ; là sự hội tụ, tỏa sáng về nét đẹp của các giá trị văn hóa truyền thống, giàu bản sắc, chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, bạn bè trong nước và quốc tế về hình ảnh đất nước, con người, tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác hai nước Việt Nam-Lào.

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh nhấn mạnh: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ II là nơi tôn vinh, quảng bá, giới thiệu với nhân dân các dân tộc trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế một cách tổng quát về lịch sử đấu tranh, những giá trị văn hóa dân gian đầy tính nhân văn của nhân dân hai nước.

Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, hữu nghị Việt Nam​-Lào, Lào​-Việt Nam được phát triển từ quan hệ truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người đã cùng đồng chí Kaysone Phomvihane, đồng chí Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân hai nước đã trải qua nhiều thử thách, hy sinh gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc.

Đây chính là sức mạnh đoàn kết đưa đến nhiều thắng lợi vĩ đại cho nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau phần Lễ, là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bài ca hữu nghị Việt​-Lào” hết sức đặc sắc. Chương trình nghệ thuật gồm ba chương được xây dựng công phu, hoành tráng, quy mô theo hình thức bán sử thi thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật ca múa nhạc phối hợp với lời bình, hình ảnh phim tư liệu.

Trong đó, chương I "Nghĩa tình son sắc thủy chung" đã khái quát lại toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam-Lào từ ngày đầu cho đến nay trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.

Khai mạc Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt - Lào
Các tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam-Lào.

Mối quan hệ đó được thể hiện bằng hình ảnh nhân dân và quân đội hai nước sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mối quan hệ đó còn được thể hiện bằng sự hợp tác gắn bó, giúp đỡ lần nhau giữa quân và dân hai nước Việt Nam​-Lào trong sự nghiệp dựng xây, phát triển đất nước.

"Thắm tình biên giới Việt Nam - Lào" là nội dung chương II giới thiệu về mảnh đất, con người Sơn La trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hôm nay. Đồng thời, thể hiện thế mạnh, tiềm năng phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của đồng bào các dân tộc vùng biên giới cũng như nhân dân hai nước Việt Nam​-Lào; tình nghĩa gắn bó keo sơn của đồng bào các dân tộc vùng biên giới, cùng nhau đoàn kết, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị và bền vững.

Khép lại chương trình nghệ thuật là chương III "Việt-Lào chung bước tương lai" tiếp tục khẳng định tình đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào; khẳng định quan điểm, đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trước đó, chiều 5/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thắp hương tại Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Nhà tù Sơn La nằm trong quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. ​

Cũng chiều 5/7, Thường trực Tỉnh ủy Sơn La đã gặp mặt Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Lào tại Việt Nam Thongsavanh Phomvihane; các đoàn đại biểu cấp cao của 16 tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến thăm và dự các sự kiện “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào” tại tỉnh Sơn La.

Theo TTXVN/Vietnam+
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn cho Việt Nam vào các lĩnh vực ưu tiên như cơ sở hạ tầng, chuyển dịch năng lượng, dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Ban Chỉ đạo 751 sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết chung về các nguyên tắc và giải pháp tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chuyển đổi các dự án nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang nhà ở xã hội.
Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế minh bạch và thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ lưỡng nội dung đề xuất của VinSpeed về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ trước 22/5.
Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, nhấn mạnh hoàn thiện chính sách nhân lực, bảo đảm minh bạch trong quản lý sự cố bức xạ.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung cơ chế đặc biệt cho các địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chính sách đãi ngộ và nguyên tắc trách nhiệm toàn diện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025 ngày 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp song phương với Tổng giám đốc WTO theo đề xuất của WTO
Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương.
Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ Tư pháp, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.
Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” gồm 7 nội dung và 2 giai đoạn triển khai, thực hiện.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Sáng 14/5, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu 5 cho Đại tá Lương Đình Chung.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.
Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Mobile VerionPhiên bản di động