Thứ bảy 21/12/2024 23:42

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.

Theo Ban Quản lý Di tích /chu-de/nha-tu-hoa-lo.topic, cây bàng – loài cây bình dị, xuất hiện trên khắp các con phố và đường làng mọi miền đất nước – đã trở thành một “chứng nhân lịch sử”, chứng kiến cuộc sống gian khổ và những cuộc đấu tranh kiên cường của các tù nhân chính trị tại Hỏa Lò. Từng phần của cây bàng, từ gốc, ngọn, lá, cành đến quả, đều được các tù nhân trân trọng và tận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cây bàng không chỉ mang lại bóng mát mà còn là nguồn động viên, nuôi dưỡng tinh thần và thể chất cho hàng ngàn chiến sĩ, góp phần quan trọng vào những chiến công trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Cổng vào khu trưng bày Bàng ơi tại Khu di tích nhà tù Hoả Lò. (Ảnh: Thuỳ Linh)

Trưng bày “Bàng ơi…!” giới thiệu câu chuyện về những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò, bàng trên đảo xa và bàng trong thơ ca, hội họa. Thông qua đó, chúng ta thêm hiểu và trân quý loài cây bình dị này, dù sinh trưởng trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng vẫn kiên cường vươn lên, tỏa bóng mát. Trưng bày còn là lời tri ân, tưởng nhớ công lao và sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò. Nhiều chiến sĩ, sau khi thoát khỏi "địa ngục trần gian", đã tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào công cuộc giải phóng Thủ đô.

Trưng bày được chia thành hai phần: “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò” và “Bàng ơi!”. Ở phần đầu tiên - “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò”, giới thiệu về giá trị của cây bàng như một người bạn đồng hành với cuộc sống của tù chính trị. Cây bàng không chỉ là bóng mát mà còn là nơi đặt hòm thư mật, cành bàng được chế tác thành tẩu thuốc, quản bút, đũa ăn cơm, và nhạc cụ. Vỏ bàng được sắc nước uống để chữa bệnh, lá bàng là dược liệu quý, còn quả bàng là “thần dược” và “nguồn vitamin” giúp tù nhân hồi sinh. Đặc biệt, trưng bày còn nhắc đến cây bàng trong sân trại nữ do nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trồng năm 2001.

Khu trưng bày Bàng ơi. (Ảnh: Thuỳ Linh)

Phần thứ hai của trưng bày “Bàng ơi!” giới thiệu những nét nổi bật của cây bàng trên đất nước Việt Nam, bàng trong thơ ca, nhạc, họa. Nổi bật nơi hải đảo xa xôi, bàng trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của tù chính trị nhà tù Côn Đảo. Cùng với những cây bàng Côn Đảo, cây bàng vuông cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp, giá trị riêng có của bàng nơi biển xa, minh chứng cho sức sống của bàng nơi biển đảo. Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu, trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…

Cùng với bàng Côn Đảo, bàng vuông cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp và giá trị riêng của loài cây nơi biển xa. Còn được gọi là bàng bí hay bàng Trường Sa, bàng vuông là loài cây đặc hữu của vùng biển đảo, xuất hiện tại các đảo như Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trưng bày còn giới thiệu những sự thật thú vị về bàng như: Mầm bàng xoắn ốc, công dụng chữa bệnh và cây bàng có tuổi thọ lớn nhất Việt Nam (năm 2020), mang đến một không gian trải nghiệm sống động về loài cây này. Đến đây du khách không chỉ thăm quan và biết thêm về cây bàng mà còn được trải nghiệm các sản phẩm làm từ bàng như trà sữa bàng, thạch bàng, trà bàng, bánh bàng và các sản phẩm lưu niệm khác.

Trưng bày "Bàng ơi...!" giới thiệu câu chuyện về cây bàng trong thời chiến. (Ảnh: Thuỳ Linh)
Du khách đến thăm quan khu trưng bày. (Ảnh: Thuỳ Linh)
Hình ảnh cây bàng theo năm tháng. (Ảnh: Thuỳ Linh)

Trưng bày "Bàng ơi...!" cũng là lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Sau khi thoát khỏi chốn “địa ngục trần gian”, nhiều chiến sĩ đã tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cống hiến cho công cuộc giải phóng Thủ đô thân yêu.

Trưng bày "Bàng ơi...!" diễn ra từ 8/10/2024 đến 31/12/2024.

Thuỳ Linh

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới