Chủ nhật 24/11/2024 20:48

Hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Nam cần tập trung vào bảo hiểm xã hội toàn dân để không ai bị bỏ lại phía sau và để ứng phó với những thách thức an sinh xã hội đang gặp phải.

Tại tọa đàm “Chính sách xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 8/12, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, sau 10 năm thực hiện, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng và triển khai chính sách xã hội.

Trong đó, ông Đào Ngọc Dung khẳng định, hệ thống chính sách xã hội đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay, trong 26 chỉ tiêu được đề ra, đã có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2020 có sự cải thiện trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc, từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117/187 năm 2020, đem lại niềm tin và sự hài lòng trong người dân, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội, đểm tựa bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện một số chính sách xã hội còn có những hạn chế, bất cập. Vì vậy, ông Đào Ngọc Dung cho biết, hệ thống chính sách xã hội thời gian tới phải hướng đến toàn dân, bao trùm và toàn diện; đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội và dịch vụ xã hội cho nhân dân, tạo cơ hội phát triển cho mọi người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau; tạo nền tảng xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, bình đẳng, nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; đáp ứng mục tiêu của nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng, ban hành chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tại tọa đàm, nhiều khuyến nghị đã được nêu ra, tập trung vào hai nhóm chính sách cơ bản, quan trọng trong hệ thống các chính sách xã hội là chính sách ưu đãi người có công và chính sách an sinh xã hội, hướng đến mục tiêu tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch...

Bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đã chúc mừng thành tựu đã đạt được của Việt Nam về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong 10 năm qua. Đồng thời, bà Pauline Tamesis cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào những vấn đề như bảo hiểm xã hội toàn dân, tăng cường bảo hiểm xã hội bắt buộc, các chính sách mang tính lồng ghép giới nhiều hơn để ứng phó với những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải.

Theo bà Pauline Tamesis, các vấn đề trên cần phải được thể hiện ngay trong quá trình lập chính sách để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. “Chúng tôi sẽ luôn luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam để xây dựng và thực hiện bất kỳ chính sách xã hội nào mang tính bao trùm, để tất cả các đối tượng khác nhau trong xã hội được bao phủ. Đây là cơ hội để tăng cường hơn nữa hệ thống an sinh xã hội không chỉ nhằm đảm bảo công bằng xã hội, phát triển con người mà còn là phát triển đất nước nói”- bà Pauline Tamesis cho hay.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biét, Việt Nam có kế hoạch sẽ ban hành một văn kiện mới về chính sách xã hội cho giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 để quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Dự thảo văn kiện mới sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII thảo luận, thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (nửa đầu năm 2023).

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2025: Hai nhóm người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất

Bảo hiểm bảo lãnh: Đòn bẩy mới giúp thay đổi cục diện tài chính doanh nghiệp Việt?

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Từ 1/7/2025: Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ mức hưởng lương hưu?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Chế độ thai sản, ốm đau bổ sung thêm nhiều quy định mới từ ngày 1/7/2025

Manulife trao quà hỗ trợ cuộc sống bà con vùng cao sau thiên tai