Hộp thư ngày 23/6: Lừa sang nước ngoài làm việc lương cao rồi đòi tiền chuộc
Hộp thư ngày 23/6 Bạn đọc phản ánh: Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xuất hiện nhiều trường hợp người dân bị lôi kéo, lừa sang Campuchia làm việc với mức lương cao. Tuy nhiên, khi không đáp ứng được yêu cầu của “nhà tuyển dụng” thì họ sẽ bị đòi tiền chuộc, thậm chí đe dọa, đánh đập.
Theo phản ánh, những người bị đưa sang Campuchia làm việc sẽ được những người giao chỉ tiêu lập các tài khoản mạng xã hội, giả danh nhân viên tuyển cộng tác viên, nhân viên các sànđầu tư tài chính... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu không đạt chỉ tiêu sẽ bị phạt tiền khoảng 1.000 USD. Nếu chống đối thì sẽ bị đánh đập, bỏ đói.
Công an tỉnh Gia Lai cho biết, chiêu trò của những người này là lừa tuyển lao động ra nước ngoài làm việc nhẹ với mức lương cao, chỉ cần biết sử dụng máy vi tính. Hiện tỉnh ghi nhận có bốn trường hợp, trong đó đã xác định rõ hai trường hợp bị lừa đảo sang Campuchia làm việc. Hình thức tuyển lao động ra nước ngoài làm việc thực chất là lừa đảo, giữ người trái phép. Các đối tượng thông qua hợp đồng giao chỉ tiêu, ép các nạn nhân đi lừa đảo người khác. Khi không đạt chỉ tiêu thì bị ép nộp phạt, thậm chí đánh đập, đe dọa.
Bạn đọc phản ánh: Tại khu vực dọc sông Hồng thuộc thôn Đông Thịnh, xã Giới Phiên, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái xuất hiện các bến bãi tập kết cát sỏi hoạt động rầm rộ, quy mô lớn, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các điểm tập kết cát, sỏi nằm trên đất nông nghiệp, lấn ra sông. Hàng ngày các xe quá khổ quá tải vào ăn cát gây nhiều hệ luỵ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, gây bụi mù mịt, đường xá bị cày nát.
Bạn đọc phản ánh: Khoảng 15.300m2 đất được quy hoạch làm Khu tái định cư tại vùng giáp ranh giữa phường Hà Khẩu và phường Giếng Đáy, ngay ở chân cầu Tình Yêu thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Nình đang tồn tại hàng loạt cơ sở đóng, sửa chữa tàu trái phép. Những cớ sở này nằm san sát nhau, ngổn ngang phế liệu, vật liệu đóng sửa chữa và cả các phế liệu dễ cháy gỡ ra từ các con tàu tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Trước đó, rạng sáng 21/6, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi 3 chiếc tàu du lịch đang neo đậu tại cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, thuyền Ánh Hằng tại tổ 8, khu 5, phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long (Quảng Ninh).
Hiện trường vụ cháy tàu du lịch trước đó |
Bạn đọc phản ánh: Các gói thầu mua sắm thiết bị dạy học do Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư có tỷ lệ tiết kiệm cực thấp, nhiều thiết bị có dấu hiệu “đội giá” cao hơn thị trường.
Theo phản ánh, thời gian qua lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đã ký hàng loạt gói thầu với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng. Nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách nhỏ giọt, thậm chí chưa tới 1%. Đơn cử như gói thầu số 3 “Mua sắm thiết bị phòng tin học trang bị cho các trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, liên danh Công ty TNHH công nghệ T&C Việt Nam - Công ty CP Vật tư và thiết bị văn phòng CDC) được phê duyệt trúng thầu với giá tel:21.532.228.000 đồng theo Quyết định số 1885/QĐ-SGDĐT ngày 27/12/2021 do ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Lạng Sơn ký. Giá gói thầu tel:21.556.842.000 đồng, tính ra tại gói thầu hơn 21,5 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách vỏn vẹn 24 triệu đồng.
Bạn đọc có thông tin, phản ánh, tin bài gửi về tòa soạn Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ: Báo Công Thương, tầng 10-11, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đường dây nóng: 0866.59.4498; Email: mailto:dientu@baocongthuong.com.vn |