Tháo “vòng kim cô” cho thép Việt Việt Nam xuất khẩu sắt thép sang Hoa Kỳ thế nào? |
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, số lượng sắt thép phế liệu tiếp tục đổ về Việt Nam, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn sản lượng nên trị giá bình quân mỗi tấn tăng thêm 69 USD (khoảng 2,2 triệu đồng) so với cùng kỳ 2017.
Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 15/9, tổng sản lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu hơn 3,734 triệu tấn, tổng kim ngạch gần 1,31 tỷ USD, trong khi cùng kỳ 2017, sản lượng nhập khẩu chỉ đạt hơn 3,054 triệu tấn, tổng kim ngạch hơn 861 triệu USD.
Trị giá bình quân mỗi tấn phế liệu sắt thép nhập khẩu (chưa thuế) của năm 2018 là 351 USD, cao hơn 69 USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, trong 8 tháng năm 2018 sắt thép phế liệu nhập khẩu tăng 20,7% về lượng và tăng 50,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,48 triệu tấn, tương đương 1,22 tỷ USD.
Trị giá sắt thép phế liệu nhập khẩu tăng 2,2 triệu đồng/tấn. |
Nhật Bản là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam, với 990.639 tấn, trị giá 368,64 triệu USD, chiếm 28,5% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 30,3% trong tổng kim ngạch, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 29,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam, với 594.963 tấn, trị giá 213,03 triệu USD, chiếm trên 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước, tăng mạnh 50,4% về lượng và tăng 89,1% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Trong khi đó, nhập khẩu sắt thép phế liệu từ thị trường Hà Lan tăng đột biến gấp 403 lần về lượng và tăng gấp 602,4 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 61.663 tấn, tương đương 22,65 triệu USD. Nhập khẩu từ Campuchia cũng tăng gấp 12,7 lần về lượng và tăng gấp 20 lần về kim ngạch, đạt 46.207 tấn, tương đương 16,03 triệu USD.