Sắt, thép - mặt hàng bị khởi kiện và áp dụng biện pháp PVTM nhiều nhất |
Vòng xoáy kiện tụng
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), những năm gần đây, trong các sản phẩm XK thì sắt, thép là mặt hàng bị khởi kiện và áp dụng biện pháp PVTM nhiều nhất. Cụ thể, đến hết tháng 6/2018, trong số 78 vụ kiện chống bán phá giá (CBPG), có tới 37 vụ liên quan đến sắt, thép, chiếm gần một nửa các loại hàng hóa XK của Việt Nam bị kiện và áp dụng các biện pháp PVTM. Ngoài ra, trong tổng số các vụ kiện chống trợ cấp (CTC) và chống lẩn tránh thuế CBPG đã bị các nước nhập khẩu (NK) khởi xướng, mặt hàng sắt, thép cũng chiếm tới gần 3/4 số vụ.
Đặc biệt, từ ngày 16/7 đến 9/8, thép Việt Nam đã bị khởi kiện PVTM và áp thuế tự vệ tạm thời từ 7 thị trường, gồm: Canada, Thái Lan, Malaysia, EU, Hoa Kỳ, Liên minh kinh tế Á-Âu, Ấn Độ. Đặc biệt, tại thị trường Hoa Kỳ - thị trường XK thép trọng điểm của Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã hai lần khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG và CTC. Cụ thể, ngày 27/7, DOC khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG và thuế CTC đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) NK từ Việt Nam. Tiếp đó, ngày 2/8, DOC khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG và thuế CTC đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội (CRS) NK từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế CBPG và CTC đối với thép CRS NK từ Hàn Quốc.
Cách nào hóa giải?
Theo ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) - do thép là ngành công nghiệp cơ bản, vật liệu chiến lược, nguyên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng nên các nước đều muốn phát triển, đồng thời, bảo hộ sản xuất trong nước nên đã sử dụng hàng rào phi thuế quan, trong đó, điều tra áp thuế CBPG với thép NK được nhiều nước áp dụng.
Trong khi đó, những năm gần đây, ngành thép tăng trưởng nhanh nhưng chưa sẵn sàng tham gia “cuộc chơi toàn cầu”, cạnh tranh với thép ngoại vẫn dựa vào yếu tố giá thành sản xuất. Hệ quả, khi sản phẩm thép XK của Việt Nam bị áp thuế CBPG, DN gặp rất nhiều khó khăn.
Khuyến nghị giải pháp, ông Sưa cho rằng, trước hết DN cần có chiến lược tổ chức lại sản xuất, hiện đại hóa công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, DN không nên tập trung XK vào một vài thị trường mà cần tìm kiếm thị trường mới; nâng cao hiểu biết về thông lệ quốc tế, các quy định, kinh nghiệm về CBPG và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng; chủ động cung cấp thông tin liên quan để tránh trường hợp từ một vụ kiện với một sản phẩm nhưng do xử lý không tốt dẫn đến những vụ kiện khác...
Ngoài ra, nhà nước cần xây dựng công cụ tự vệ thương mại đối với sản phẩm sắt, thép, đồng thời, có giải pháp bảo vệ thị trường thép trong nước, hạn chế NK sản phẩm trong nước đã sản xuất được.n
DN sản xuất và XK thép trong nước cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến tự chủ được các nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào ngay từ trong nước. |
Thép Việt giành lại thị phần |
Thép Việt lấy lại phong độ? |
Thêm rào cản với thép Việt |