Chủ nhật 17/11/2024 03:16

Hơn 500 nhà khoa học dự Hội nghị khoa học quốc tế “Công nghệ năng lượng bền vững”

Các nhà khoa học quốc tế - Việt Nam chia sẻ nhiều kết quả nghiên cứu, công nghệ mới liên quan đến năng lượng bền vững tại Hội nghị khoa học quốc tế ICSET 2023.

Ngày 10/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị khoa học quốc tế với chủ đề “Công nghệ năng lượng bền vững”, do Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cùng Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Việt Đức và Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức.

PGS. TS. Huỳnh Trung Hiếu - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 500 nhà khoa học, chuyên gia, học giả đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu… của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm: Na Uy, Bulgari, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái lan, Việt Nam… Đây cũng là diễn đàn cho các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về công nghệ tiên tiến và phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng.

Hội nghị thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế

PGS. TS. Huỳnh Trung Hiếu - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Hội nghị này là cầu nối tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam với các nhà khoa học uy tín của thế giới nói chung và Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Theo PGS. TS. Huỳnh Trung Hiếu, Ban tổ chức Hội nghị quốc tế “Công nghệ năng lượng bền vững” đã nhận được sự quan tâm và gửi bài báo tham dự của hơn 800 các nhà khoa học, giảng viên từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, có rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên là đại diện tiêu biểu trong hướng ngành mà họ đang nghiên cứu.

Được biết hội nghị gồm 1 phiên toàn thể và 18 phiên kỹ thuật với các chủ đề đa dạng, “bao phủ” hầu khắp các lĩnh vực công nghệ năng lượng bền vững. Trong đó, tại phiên toàn thể 4 Giáo sư đầu ngành khoa học của thế giới trình bày báo cáo khoa học liên quan đến chủ đề hội nghị năng lượng bền vững.

Giáo sư Sivanappan Kumar đến từ Trường đại học Naresuan University Thailand trình bày báo cáo: Lộ trình chuyển đổi năng lượng và các mục tiêu phát triển bền vững tại hội nghị

Tại hội nghị, nhiều nhà khoa học cũng đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới nhất về: Công nghệ sấy tiên tiến và năng lượng mới; ứng dụng làm lạnh - nhiệt độ thấp; hệ thống quản lý nhiệt và lưu trữ năng; linh kiện ô tô tiên tiến và các nguồn năng lượng mới...

Theo đánh giá của Ban tổ chức, đa số các báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị đều được nghiên cứu, phát triển bởi các nhà khoa học có tên tuổi, nhà khoa học trẻ đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế và trong nước. Một số kết quả đã được chuyển giao công nghệ cho các đối tác doanh nghiệp, có giá trị thực tiễn và ứng dụng cao trong cuộc sống.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Đi học nơi đỉnh trời

Tổng kết Giải báo chí 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2024

Trường Đại học Điện lực hợp tác đối tác ngoại trong đào tạo nhân lực cho điện gió

Trao tặng hơn 80 ô tô, xe máy và động cơ xe máy cho 25 trường cao đẳng, trung cấp nghề

Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam giao lưu cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Trao học bổng 'TTC - Nâng bước thành công' lần thứ 39 năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề xuất nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2023-2024

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng