Hội thảo đầu tư “Kiến tạo tương lai”: Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp

Ngày 20 và 21/10/2022, Khu công nghiệp DEEP C phối hợp cùng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức hội thảo đầu tư “Kiến tạo tương lai”.
PGS.TS Ngô Trí Long: TP Hồ Chí Minh nên phát triển công nghiệp, thương mại theo hướng nào? ‘Nếu không thay đổi, phát triển công nghiệp của Thanh Hóa sẽ sớm bị Hà Tĩnh, Nghệ An vượt lên’

Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, thông tin đến với các nhà đầu tư về tiềm năng, lợi thế của thành phố Hải Phòng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư trong thời gian tới. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày với sự tham dự của hơn 400 khách mời từ các cơ quan chính quyền, các hiệp hội thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, cùng các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Hội thảo đầu tư “Kiến tạo tương lai”: Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp

Hải Phòng chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nhấn mạnh chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các dự án có công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Ông khẳng định Hải Phòng đang chú trọng tới phát triển hạ tầng giao thông để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics; trong đó, hạ tầng cảng biển được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển vận tải biển khu vực và quốc tế. Các bến cảng nước sâu hiện đại đi vào vận hành khai thác sẽ góp phần hoàn thiện mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của khu vực miền Bắc.

Hội thảo đầu tư “Kiến tạo tương lai”: Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp
Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phát biểu tại hội thảo

Ông Lê Trung Kiên nhấn mạnh, thời gian qua, Hải Phòng đã thu hút được 23 tỷ USD với 950 dự án đầu tư nước ngoài; 13 tỷ USD với các dự án đầu tư trong nước, hình thành các hệ sinh thái cho phát triển công nghiệp.

Hải Phòng luôn có hệ thống phụ trợ lớn, hệ sinh thái doanh nghiệp xoay quanh 950 dự án của nhà đầu tư với hạ tầng được triển khai đồng bộ từ hạ tầng xã hội, hệ thống dịch vụ, tài chính đến nguồn nhân lực để đảm bảo cho các nhà đầu tư. Đây cũng là lý do khiến Hải Phòng là điểm đến cho các nhà đầu tư lớn. Đơn cử, đến nay, Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút các nhà đầu tư lớn như VinGroup, Tesla… Bên cạnh đó, Hải Phòng hiện nay cũng được biết đến với những ưu thế về lao động với 5 đại học, 43 cao đẳng dạy nghề, đủ cung cấp nguồn nhân lực cho các dự án, đảm bảo nguồn lao động cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, hệ thống logistics, cảng biển… của thành phố đã và đang làm nên các kết quả tích cực như 9 tháng qua, GRDP tăng 12,06%; sản xuất công nghiệp tăng 13%, thu ngân sách 9 tháng tăng 20%... “Kết quả này có sự đóng góp tích cực của các khu công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp DEEP C” – ông Lê Trung Kiên nhấn mạnh. 25 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, DEEP C có 3 Khu công nghiệp với 17.400 ha, thu hút 140 dự án đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu…

Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cũng cam kết luôn đồng hành với nhà đầu tư đầu tư kinh doanh, lắng nghe, cải thiện đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.

Hướng đến mô hình khu công nghiệp sinh thái

Tại sự kiện, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màng bọc trong tấm pin quang điện có tổng vốn đầu tư 98 triệu USD do Công ty TNHH First Global Business làm chủ đầu tư.

Hội thảo đầu tư “Kiến tạo tương lai”: Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp
Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màng bọc trong tấm pin quang điện có tổng vốn đầu tư 98 triệu USD

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp với nhiều rủi ro, bất ổn, các chuyên gia của AHK Vietnam và Vietcombank vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Về phía nhà đầu tư nước ngoài, ông Paul Tonkes, Phó Giám đốc Bất động sản công nghiệp của Công ty TNHH Kajima Development - chủ đầu tư Core5 Việt Nam, nền tảng phát triển và vận hành bất động sản công nghiệp, cho biết: “Câu chuyện thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn còn rất mạnh mẽ. Kể từ khi bùng phát Covid-19, thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào các nhà sản xuất hiện có tại Việt Nam vì các công ty không thể tự do đi lại để đánh giá địa điểm đầu tư. Giờ đây, khi hầu hết các nước đã mở cửa biên giới và gỡ bỏ các biện pháp hạn chế, những nhu cầu bị dồn nén này đang được giải phóng.”

Ông Bruno Jaspaert, Giám đốc điều hành của Khu công nghiệp DEEP C cũng chia sẻ: “Hiện DEEP C có khoảng 1840 ha đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê, nhưng nhu cầu thuê đất của nhà đầu tư đã nhanh chóng tăng lên tới 2000 ha. Điều đó có nghĩa chúng tôi phải mở rộng nhanh chóng để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.”

Tại hội thảo, ông Vadym Sheronov, Giám đốc điều hành tại Việt Nam của Royal Haskoning DHV nhấn mạnh: “Ngày càng có nhiều doanh nghiệp coi biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ.”

Như vậy, nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn các đối tác có cùng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho các khu công nghiệp đang định hướng trở thành khu công nghiệp sinh thái như DEEP C trong hoạt động thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

DEEP C đang từng bước thực hiện các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), lấy đây làm tiêu chí cốt lõi cho chiến lược phát triển bền vững. Đồng thời, DEEP C đã và đang áp dụng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. DEEP C là một trong 5 KCN đầu tiên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) chọn thí điểm chuyển đổi sang mô hình Khu công nghiệp sinh thái, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động