Thứ hai 23/12/2024 15:06

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 27): Bước giá và Biên độ dao động giá

Bước giá và Biên độ dao động giá là hai thuật ngữ quan trọng trong giao dịch hàng hóa nhưng còn khá mới mẻ với các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Đây là cơ sở để các nhà đầu tư phân tích các giao dịch và đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.

Trong số Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc Đào Tiến Hải (Hà Nội) và Trần Tuấn Khang (Cần Thơ): Bước giá và Biên độ dao động giá trong giao dịch hàng hóa là gì?

Biên độ dao động giá trong giao dịch hàng hoá là gì?

Biên độ dao động giá là khoảng dao động của giá hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn quy định trong ngày giao dịch, tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu (giá đóng cửa, giá thanh toán) hoặc theo giá trị của hợp đồng.

Trên thị trường hàng hóa, biên độ giá phải tuân theo quy định của các Sở Giao dịch hàng hóa trên thế giới, tại từng thời điểm cụ thể. Tuỳ thuộc vào mỗi sản phẩm sẽ có các quy định về biên độ giá khác nhau. Dựa vào các quy định về biên độ giá này, nhà đầu tư sẽ biết được các giới hạn biến động giá trong phiên giao dịch của sản phẩm.

Trong đó, giới hạn giá ban đầu là mức biên độ giá được áp dụng hàng ngày cho các sản phẩm. Giới hạn giá mở rộng là mức biên độ giá được áp dụng cho phiên giao dịch kế tiếp, khi giá thanh toán phiên giao dịch hiện tại của ít nhất 01 tháng kỳ hạn trong giai đoạn 01 năm tiếp theo (kể từ tháng hiện tại) chạm mức giới hạn giá ban đầu. Giới hạn giá mở rộng sẽ được tiếp tục duy trì cho đến khi không có tháng kỳ hạn nào có giá thanh toán bằng hoặc lớn hơn mức giới hạn giá ban đầu.

Để tra cứu các quy định về biên độ giá của các sản phẩm, nhà đầu tư có thể truy cập website mxv.com.vn để biết các quy định mới nhất về biên độ giá do Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) ban hành, theo quy định của các Sở Giao dịch có liên thông tại đường link: https://mxv.com.vn/van-ban/f2267/481qd-thay-doi-bien-do-gia-giao-dich-cua-hop-dong-ky-han-tieu-chuan-hang-hoa-tai-so-giao-dich-hang-h.pdf

Bước giá trong giao dịch hàng hóa là gì?

Bước giá là biến động giá nhỏ nhất được quy định bởi các Sở Giao dịch hàng hóa cho hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hoặc hợp đồng quyền chọn trong phiên giao dịch và được nêu rõ trong đặc tả hợp đồng. Nhà đầu tư có thể tham khảo bước giá của từng loại sản phẩm hàng hóa đang niêm yết tại MXV theo đường link: https://mxv.com.vn/san-pham.html

Cách tính giá trị tương ứng với bước giá:

Giá trị tương ứng với bước giá = Độ lớn hợp đồng x Đơn vị yết giá x Bước giá tối thiểu

Trong đó:

Bước giá tối thiểu: Là sự chênh lệch nhỏ nhất của 1 lần biến động giá.

Đơn vị yết giá: Theo quy ước từng loại hàng hóa của Sàn giao dịch.

Độ lớn hợp đồng: theo quy định của từng mặt hàng giao dịch.

Ví dụ:

Đậu tương có bước giá tối thiểu là 0.25 cent/giạ

Giá trị ứng với một bước giá của đậu tương = Độ lớn hợp đồng x Đơn vị yết giá x Bước giá tối thiểu = 5000 x 0.01 x 0.25 = 12.5 USD.

Vậy giá đậu tương cứ thay đổi một bước giá 0.25 thì vị thế 1 hợp đồng đậu tương sẽ thay đổi lời hoặc lỗ 12.5 USD.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: baodientubct@gmail.com hoặc info@mxv.vn.
Sở Giao dịch hàng hóa
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01

Bộ Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'