Thứ hai 23/12/2024 11:12

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN: Yêu cầu cấp thiết

Mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam đang vận hành là một mô hình mới, kinh nghiệm thực tiễn còn ít nên quá trình vận hành đã và đang gặp nhiều trở ngại, khó khăn, đòi hỏi cần phải làm rõ những vướng mắc trong nhận thức, lý luận và thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện.

Đây là lý do để Hội đồng lý luận Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh mới” nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế, các vấn đề đặt ra, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp; tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng xây dựng Đề án “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trình Hội nghị Trung ương 5 khóa XII tới đây.

Tại hội thảo, nhiều vấn đề về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân… đã được các nhà khoa học thảo luận và gợi mở định hướng chính sách.

Nhìn chung, quá trình chuyển đổi từ mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN trong 30 năm qua đã thu được những thành tựu rất to lớn. Nền kinh tế liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, đói nghèo được đẩy lùi, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và kém phát triển, gia nhập vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới... Tuy nhiên, theo GS, TS Nguyễn Quang Thuấn - Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường đi sau thế giới hàng trăm năm. Mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ, thời gian phát triển còn rất ngắn nên trong quá trình vận hành còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn, trở ngại.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của nền kinh tế còn đang hiện hữu như: Cơ sở hạ tầng vẫn nhiều bất cập, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; Khu vực doanh nghiệp nhà nước phát triển còn yếu kém; Khu vực tư nhân quy mô còn nhỏ bé; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nợ công trong hệ thống tài chính công vẫn còn ở mức cao; đô thị hóa nhanh nhưng nhiều bất cập về quy hoạch, quản lý… Bên cạnh đó là thách thức đặt ra trong trung, dài hạn về năng lực hấp thụ, áp dụng và bước đầu sáng tạo công nghệ, tiếp thu phương pháp quản trị kinh doanh tiến tiến của doanh nghiệp… GS, TS Nguyễn Quang Thuấn cho rằng, hạn chế nêu trên cùng với những bất cập phát sinh đã khiến lòng tin của doanh nghiệp và người dân bị suy giảm, ảnh hưởng đến hiệu lực của thể chế. Đây là “điểm nghẽn” lớn cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Để khắc phục những yếu kém, bất cập, cần phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương