Thứ hai 23/12/2024 07:43

Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động giai đoạn tiếp theo của dự án hỗ trợ người khuyết tật

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa khởi động giai đoạn 2 dự án Hòa nhập tại Bình Định và Kon Tum nhằm hỗ trợ người khuyết tật.

Ngày 31/5, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và các đối tác là các cơ quan nhà nước của Việt Nam, trong đó có Trung tâm Hành động Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET), khởi động giai đoạn 2 của dự án Hòa nhập tại Bình Định và Kon Tum. Đây là một dự án lớn về hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được thực hiện tới khi dự án kết thúc vào năm 2026 và sẽ cung cấp hỗ trợ dành cho người khuyết tật nặng.

Bắt đầu thực hiện từ năm 2021, dự án Hòa nhập trị giá 65 triệu USD với tài trợ từ USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam, các tổ chức địa phương và và các đơn vị tư nhân để củng cố hệ thống phục hồi chức năng và mạng lưới hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam, nhằm bảo đảm tất cả người khuyết tật đều có cơ hội tham gia đầy đủ vào xã hội và cải thiện được tổng thể chất lượng cuộc sống.

Dự án hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật nặng, cải thiện và mở rộng các dịch vụ phục hồi chức năng và xã hội, cải thiện công tác thực thi chính sách. Để duy trì bền vững những kết quả đạt được, dự án cũng nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ của các cơ quan về công tác người khuyết tật ở trung ương và địa phương cũng như các tổ chức của người khuyết tật tại cộng đồng.

Ngoài Bình Định và Kon Tum, dự án Hòa nhập còn được triển khai tại 6 tỉnh khác cũng là các tỉnh bị phun rải nặng chất da dam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ là Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh.

Trong thời gian thực hiện là 5 năm, dự án hy vọng hỗ trợ tổng số 60 nghìn người khuyết tật với các dịch vụ phục hồi chức năng, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, thiết bị hỗ trợ cũng như cải thiện sinh kế.

Trong hơn 30 ngăm qua, Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác để cải thiện cuộc sống của gần 1 triệu người khuyết tật. Đến nay, USAID đã đóng góp hơn 140 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam. Chương trình tại Việt Nam là chương trình hỗ trợ người khuyết tật lâu dài nhất của USAID trên toàn thế giới, được bắt đầu triển khai từ khi thành lập Quỹ Nạn nhân Chiến tranh Leahy năm 1989.

Năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước. Giải quyết những vấn đề còn tồn lại từ chiến tranh là một yếu tốt nền tảng trong quan hệ bền chặt và ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Người khuyết tật

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp