Thứ hai 23/12/2024 22:12

Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế đối với sản phẩm tháp gió Việt Nam

Vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã đăng công báo về kết luận cuối cùng vụ việc rà soát hoàng hôn biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, USITC cho rằng việc chấm dứt áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam sẽ có khả năng khiến ngành sản xuất trong nước tiếp tục chịu thiệt hại đáng kể.

Căn cứ kết luận này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tháp gió thêm 5 năm nữa và hàng năm có thể sẽ tiến hành rà soát hành chính để điều chỉnh mức thuế áp dụng.

Đây là vụ việc Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vào tháng 01/2012 và đến tháng 12/2012, cả DOC và USITC đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nói trên của Việt Nam.

Năm 2012, biên độ phá giá được xác định đối với các công ty của Việt Nam là từ 50.51% tới 58.49%. Tại Việt Nam, bị đơn bắt buộc trong cuộc điều tra là Công ty CS Wind Corporation và Công ty TNHHH CS Wind Việt Nam (gọi chung là CS Wind Group) được xác đinh biên độ phá giá là 51.50%. Tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Việt Nam được xác định biên độ phá giá cuối cùng là 58.49%.

Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?