Thứ bảy 16/11/2024 15:23

Hoa Kỳ tăng cường điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn

Vừa qua, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo khởi xướng điều tra điều tra chống lẩn tránh thuế bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với thép chống ăn mòn (CORE) của Costa Rica, Guatemala, Malaysia, Nam Phi và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) với cáo buộc lẩn tránh thuế đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Đài Loan-Trung Quốc.

Theo đó, DOC sẽ điều tra xem xét liệu sản phẩm thép CORE sản xuất tại Costa Rica, Guatemala, Malaysia, Nam Phi và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất có sử dụng nguyên liệu của Trung Quốc hay không và xem xét thép CORE của Malaysia có sử dụng nguyên liệu từ Đài Loan-Trung Quốc hay không.

Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, DOC có thẩm quyền khởi xướng điều tra (dựa trên hồ sơ)/tự khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế nếu có những bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp AD, CVD thông qua quá trình chuyển đổi không đáng kể/lắp ráp/thay đổi không đáng kể tại nước thứ ba và xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng cho biết, đây là lần đầu tiên nước này tự khởi xướng điều tra vụ việc chống lẩn tránh thuế thông qua việc giám sát dòng chảy thương mại trong thời gian qua.

Trong trường hợp xác định tồn tại hành vi lẩn tránh thuế, DOC sẽ đề nghị cơ quan hải quan nước này thu tiền đặt cọc sản phẩm thép CORE với mức thuế tương ứng với sản phẩm CORE của Trung Quốc/Đài Loan-Trung Quốc nhập khẩu từ các quốc gia nói trên.

Theo thống kê, kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm chính quyền đã có 21 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra – tăng 133% so với thời kỳ chính quyền trước đó.

Đây cũng là sản phẩm Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế với Việt Nam với cáo buộc lẩn tránh thuế AD, CVD với sản phẩm CORE của Trung Quốc, Hàn Quốc. Trong đó, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng xác định thép CORE của Việt Nam đang lẩn tránh thuế với sản phẩm tương tự của Trung Quốc.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chống trợ cấp

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ