Thứ hai 18/11/2024 03:13

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngày 20/9, theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt (Laminated Woven Sacks) nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, ngày 4/6/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam. Ngày 1/5/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ nhất nêu trên.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm. Ảnh minh hoạ

Sản phẩm bị điều tra là túi dệt (Laminated Woven Sacks) nhập khẩu từ Việt Nam có mã HS 6305.33.0040, 3917.39.0050, 3921.90.1100, 3921.90.1500, 3923.21.0080, 3923.21.0095, 3923.29.0000, 4601.99.0500, 4601.99.9000, 4602.90.0000, và 5903.90.2500. Mã vụ việc: A-552-823, C-552-824

Trong vụ việc này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan.

Tại kết luận này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng, việc ngừng áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá với biên độ bình quân gia quyền ở mức 292,61% và biên độ chống trợ cấp ở mức 3,02% (ngoại trừ một công ty không hợp tác bị áp mức thuế chống trợ cấp 198,87%).

Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm nữa.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mới của Việt Nam (nếu có) muốn xuất khẩu sản phẩm trên vào Hoa Kỳ cần liên hệ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để đề nghị rà soát nhà xuất khẩu mới, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung chống bán phá giá là 292,61% và chống trợ cấp là 3,02%.

Các công ty khác đã từng xuất khẩu vào Hoa Kỳ và đang chịu mức thuế hiện hành có thể đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ rà soát hành chính để thay đổi mức thuế hàng năm. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương để được hỗ trợp kịp thời.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc