Thứ sáu 16/05/2025 11:32

Hỗ trợ trồng rừng bền vững tại Việt Nam

Với tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ tín thác Lâm nghiệp và Chính phủ Việt Nam, Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả mạnh mẽ về kinh tế, tác động tích cực về xã hội và môi trường cho các cộng đồng địa phương.

Thông qua hỗ trợ trồng rừng, dự án đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo

Triển khai từ năm 2005 đến năm 2015 tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hóa, Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả mạnh mẽ về kinh tế, tác động tích cực về xã hội và môi trường cho các cộng đồng địa phương. Dự án đã hỗ trợ hoạt động đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay còn gọi là sổ đỏ, cho khoảng 35.000 hộ. Các hộ nông dân có thể dùng sổ đỏ để vay vốn lãi suất thấp từ nguồn vốn quay vòng của dự án do Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam quản lý. Hơn 43.000 hộ dân ở miền Trung Việt Nam đã được tiếp cận với các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật để trồng hơn 76.500 héc ta rừng.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Lan- Chuyên gia Cao cấp về Môi trường của Ngân hàng Thế giới, Chủ nhiệm dự án, đây là dự án đầu tiên, và cũng là dự án duy nhất ở Việt Nam sử dụng phương pháp cho vay lại trong hoạt động trồng rừng tiểu điền, là hình thức được chứng minh bền vững hơn so với phương pháp truyền thống trợ cấp hoạt động trồng rừng. Mặc dù dự án kết thúc vào tháng 3 năm 2015, quỹ quay vòng do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam quản lý sẽ tiếp tục vận hành thêm 20 năm nữa, vì vậy rất nhiều hộ gia đình sẽ còn được tiếp cận đến nguồn tín dụng này. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, các phương pháp sản xuất lâm nghiệp hiện đại của dự án này là một phần trong nỗ lực đổi mới ngành lâm nghiệp tại Việt Nam. “Tôi hy vọng rằng những bài học kinh nghiệm hay của dự án này có thể được nhân rộng, nhờ thế nhiều hộ gia đình Việt Nam sẽ được tiếp cận đến tín dụng, cũng như những phương pháp trồng rừng hiện đại”, bà Victoria Kwakwa nói.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ