Thứ ba 26/11/2024 12:09

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...

Hạt tiêu là một gia vị phổ biến có vị cay, tính ấm giúp tạo mùi thơm, vị cay cho món ăn. Tiêu là một loại cây thân leo, sống lâu năm. Thân cây mọc cuốn trên thân của cây khác hoặc trên các trụ được dựng sẵn, lá tiêu như lá trầu không, nhưng dài và thon hơn, quả tiêu có hình cầu nhỏ, mỗi chùm có tới 20 đến 30 quả. Mỗi quả tiêu có một hạt bên trong, quả sẽ được thu hái khi đã già nhưng lớp vỏ ngoài vẫn còn xanh hoặc bên trong chùm quả xuất hiện điểm vàng. Sau đó đem phơi trực tiếp ngoài nắng to hoặc sấy khô cho lớp vỏ săn lại, sau khi phơi sẽ ngả màu đen.

Hồ tiêu ngoài là “vua của gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất hoạt tính sinh học tương tự capsaicin gọi là piperine

Cây tiêu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, /chu-de/thai-lan.topic hay Việt Nam. Đây là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nên được trồng với diện tích lớn ở nhiều tỉnh thành nước ta như các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng trị, Đắk Lắk…

Trong hồ tiêu có tinh dầu và hai ancaloit. Ngoài ra còn có một số chất khác như xenluloza, muối khoáng, chất béo, tinh bột và độ tro.

Giúp ngừa bệnh ung thư

Các nghiên cứu gần đây chia sẻ thông tin về tác dụng tích cực của nhiều loại gia vị khác nhau, chẳng hạn như hạt tiêu đen và nghệ, cũng như cách chúng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Hạt tiêu đen chứa một hợp chất hoạt tính sinh học tương tự capsaicin gọi là piperine. Hợp chất này giúp gây ra apoptosis (quá trình chết theo chương trình), có thể ngăn chặn các khối u. Điều đó kết hợp với tác dụng chống ung thư của nghệ làm cho nó trở thành một sự kết hợp tuyệt vời.

Tương tự, các nhà nghiên cứu Đại học Dalhousie, Canada đã phát hiện ra rằng, piperine có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, mặc dù cơ chế hoạt động vẫn chưa được hiểu rõ. Piperine vừa ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng, vừa gây ra apoptosis ở một số tế bào.

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy piperine có thể hữu ích trong điều trị ung thư đại tràng.

Giúp giảm cân

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng hạt tiêu có thể giúp đốt cháy chất béo nhờ chất piperine chứa trong chúng.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học Ấn Độ, chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo để phát triển chứng rối loạn lipid máu do béo phì. Những con chuột được cho dùng piperine và sibutramine trong 3 tuần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bổ sung piperine không chỉ làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, chất béo trung tính, cholesterol toàn phần, LDL (chất béo xấu)… mà còn làm tăng mức HDL (chất béo tốt), không thay đổi lượng thức ăn đưa vào. Điều này khiến họ kết luận rằng piperine có thể giúp giảm lipid, từ đó giúp chúng ta giảm cân.

Giảm huyết áp cao

Sử dụng hạt tiêu trong nấu ăn có thể sẽ giúp chúng ta giảm lượng muối tổng thể. Ít muối hơn có thể giúp giảm tình trạng giữ nước và chống tăng huyết áp.

Thêm các loại gia vị, chẳng hạn như hạt tiêu đen, gừng, tỏi, rau mùi và lá nguyệt quế vào thức ăn thay vì muối có thể giúp kiểm soát huyết áp mà vẫn có được hương vị thơm ngon của món ăn.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Comenius ở Slovakia trên chuột cho uống piperine có trong hạt tiêu cho thấy nó có thể ngăn ngừa huyết áp tăng. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dược lý Tim mạch cũng xác nhận piperine có tác dụng hạ huyết áp trên chuột.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Hạt tiêu đen đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn ấn tượng, giúp tăng cường sức khỏe của đường tiêu hóa. Những chất chống oxy hóa có lợi này có thể giúp ổn định đường huyết.

Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã nghiên cứu tác dụng của piperine đối với bệnh béo phì và tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra piperine giúp điều chỉnh tăng tốc độ trao đổi chất của cơ bắp khi nghỉ ngơi, từ đó có thể giảm béo phì và tiểu đường.

Hạt tiêu là gia vị thường được sử dụng, khi chúng ta sử dụng với liều nhỏ thì có tác dụng điều trị bệnh hay tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hạt tiêu có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn. Việc sử dụng quá nhiều hạt tiêu dẫn tới các vấn đề dạ dày ruột và cũng có thể khởi phát bệnh dạ dày. Do hạt tiêu có tính đại ôn, vị cay nên khi dùng nhiều gây kích thích niêm mạc tăng tiết dịch vị dẫn tới đau dạ dày.

Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều hạt tiêu đen cũng dẫn tới cảm giác nóng rát khó chịu trong dạ dày.

Ngoài ra, hạt tiêu có tính rất nóng nên phụ nữ mang thai cần tránh xa hạt tiêu, vì nó có thể dẫn tới nhiều tác dụng gây khó chịu trong các tháng đầu tiên của thai kỳ. Theo quan điểm của y học cổ truyền, dùng các vị cay nóng trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai nếu dùng lượng lớn. Đối với phụ nữ cho con bú, nếu dùng hạt tiêu sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa, gây mất sữa và cũng gây ra một số vấn đề tiêu hóa ở trẻ.

Ngọc Ạnh
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh