Thứ hai 18/11/2024 03:12

Hiệu quả năng lượng: Công cụ quan trọng giảm khí nhà kính

Hiệu quả năng lượng (HQNL) được xem là công cụ quan trọng nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK); tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn gặp khó khăn trong triển khai thực hiện công cụ này.

Nâng cao nhận thức

Báo cáo tại Hội thảo “Tham vấn các cơ chế hỗ trợ và tài chính ưu đãi cho đầu tư hiệu quả năng lượng tại các cơ sở công nghiệp”, do Bộ Công Thương và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch tổ chức mới đây cho thấy, hiệu quả tổng thể về tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng. Công nghiệp vẫn là lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng khi chiếm 54% nhu cầu năng lượng vào năm 2018, tăng gấp bốn lần kể từ năm 2000, và hiện chiếm 60% tổng lượng điện tiêu thụ.

Hiệu quả năng lượng là công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh

Theo ông Hoàng Văn Tâm- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), các cơ chế hỗ trợ và tài chính ưu đãi là chất xúc tác quan trọng giúp thúc đẩy các dự án HQNL. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp lại không dễ dàng khi triển khai thực hiện. Các thách thức chính trong đầu tư HQNL đối với lĩnh vực công nghiệp đã được các chuyên gia tại hội thảo chỉ ra. Đó là các thách thức liên quan đến nhận thức, kiến thức và hạn chế của chủ doanh nghiệp về HQNL; các dự án HQNL có thể mang lại lợi nhuận thấp; độ phức tạp và tính rủi ro đầu tư HQNL cao; thiếu lựa chọn tài chính khả thi về mặt thương mại... Ngoài ra, mạng lưới dịch vụ năng lượng chưa phát triển, giá điện so với mặt bằng chung chưa thực sự gây áp lực lên chi phí sản xuất... khiến đầu tư HQNL chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Thêm cơ chế thúc đẩy

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác thí điểm về thúc đẩy HQNL, điển hình như: Thúc đẩy tiết kiệm trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE, 2019-2024); tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho ngành công nghiệp Việt Nam (WB-VEEIE, 2018-2022)… đều cung cấp những gói hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho doanh nghiệp thực hiện giải pháp TKNL, kiểm toán năng lượng, ESCO... Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang nhận được nhiều chính sách khuyến khích thực hiện HQNL thông qua biểu giá điện hỗ trợ (FIT) cho năng lượng tái tạo, cơ chế phát triển sạch hay cơ chế tín chỉ chung.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Anh - chuyên gia tư vấn độc lập, Công ty tư vấn quốc tế RCEE-NIRAS (Đan Mạch), Việt Nam nên cân nhắc một cơ chế thỏa thuận tự nguyện (VA) thí điểm trong lĩnh vực công nghiệp. Điển hình, trong khuôn khổ Dự án GEF/WB "TKNL và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam", Bộ Công Thương và bảy doanh nghiệp đã ký kết các thỏa thuận, từ đó thực hiện nhiều nỗ lực tăng HQNL, giảm chi phí sản xuất.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các chương trình quốc gia như VA đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy đầu tư HQNL. Hiện nay VA đã được triển khai ở hơn 30 quốc gia và được đánh giá là biện pháp chính sách hiệu quả về chi phí, mang lại lợi ích cho các ngành kinh tế và xã hội. Điển hình tại Đan Mạch, các công ty tham gia VA tự nguyện được hoàn thuế năng lượng, tạo ưu thế cạnh tranh. Trong giai đoạn từ 2015-2021, hơn 100 doanh nghiệp lớn chiếm 2/3 tổng lượng tiêu thụ điện trong ngành sản xuất đã tham gia chương trình VA tự nguyện.

Chuyên gia tư vấn Carsten Glenting cho rằng, bối cảnh hiện tại các cơ sở sản xuất của Việt Nam đang có nhiều cơ hội để triển khai VA trong lĩnh vực công nghiệp khi đã có thử nghiệm và đạt được một số thành công nhất định. Các hành lang pháp lý nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giảm phát thải KNK, thúc đẩy phát triển thị trường carbon sẽ là cú huých mạnh để các doanh nghiệp nhập cuộc tích cực hơn trong thời gian tới.

Minh Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4

ALMA RESORT: Tiết kiệm hơn 390 tỷ đồng nhờ chuyển dịch năng lượng

Nâng cao năng lực về Hiệu quả năng lượng cho các tổ chức công

PC Hà Nam triển khai các công trình đầu tư xây dựng năm 2022

Thị trường dầu mỏ thế giới: Không thể thay thế nguồn cung của Nga

Chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng bền vững: Cơ hội và thách thức song hành

Nắng xanh trên vùng đất lửa

Hài hòa cho... điện gió

GE dự đoán 5 xu hướng năng lượng hàng đầu

EVNNPC: Tiếp tục thắp sáng nhưng ước mơ

Dự án điện gió gặp khó

EVN và Trung ương Đoàn Thanh niên hợp tác tuyên truyền sử dụng điện hiệu quả

ASEAN thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo mô hình chuỗi xoắn

Hội nghị cấp cao VEPG lần thứ 4: Hướng tới chuyển dịch năng lượng bền vững

Cần hoàn thiện các quy định pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững năng lượng tái tạo

Tiếp tục phát triển thị trường điện lực minh bạch, hiệu quả

Giá khí đốt ở châu Âu bất ngờ tăng hơn 30%

Quyết định phê duyệt Kế hoạch vận hành thị trường điện năm 2022

Phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Xây dựng nền tảng vững chắc