Chủ nhật 22/12/2024 17:44

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Cùng với việc hỗ trợ về kỹ thuật, đẩy mạnh đầu tư xanh, các hiệp hội ngành hàng mong muốn tham tán nông nghiệp hỗ trợ việc thông thương hàng hóa xuất khẩu.

Những đề xuất hỗ trợ về kỹ thuật, thương mại và đầu tư

Tại buổi làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tham tán nông nghiệp của hơn 10 quốc gia, nhóm quốc gia diễn ra chiều ngày 13/5 có sự tham gia của nhiều hiệp hội, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong đó, vấn đề được các hiệp hội, ngành hàng quan tâm đó là những rào cản về kỹ thuật, hỗ trợ khơi thông thị trường xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư xanh.

Xuất khẩu thủy sản chờ cơ hội bứt tốc (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) – cho hay, sự hiện diện của 12 Tham tán tham dự buổi làm việc, đây cũng là sự hiện diện của 12 thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực và tiềm năng của thủy sản Việt Nam.

Với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, việc này đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành thủy sản. Khẳng định thúc đẩy thương mại xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu để đẩy mạnh thị trường trong nước, trong thời gian qua, VASEP đã có nhiều nỗ lực tăng cường giao thương với các doanh nghiệp tại các nước. Thông qua đó, nâng cao sự hợp tác, kết nối thương mại giữa hai bên.

Về kỹ thuật, theo ông Nguyễn Hoài Nam, trong thời gian qua, Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu thị trường, từ đó sản phẩm có mặt tại hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việc chúng tôi duy trì hoạt động xuất khẩu thường xuyên vào các thị trường rất khó tính như EU, Hoa Kỳ… là minh chứng cho chất lượng thủy sản Việt Nam. Trên thực tế, những yêu cầu về an toàn thực phẩm, môi trường, xã hội chúng tôi còn làm nhiều hơn thế để có được những chứng nhận bền vững, trách nhiệm môi trường từ các thị trường.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều thị trường quan tâm đó là kiểm soát sử dụng hoạt chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản kêu gọi sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước, bên cạnh những yêu cầu đã đề ra từ các đối tác.

Ông Nguyễn Hoài Nam dẫn chứng, mặc dù trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã rất nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu mới của New Zealand. Tuy nhiên, New Zealand có 1 thỏa thuận riêng với EU về vấn đề an toàn thực phẩm. Việc này, khiến doanh nghiệp thủy sản gặp vướng mắc về giấy chứng nhận Health Certificate (giấy chứng nhận sức khỏe), do đó, chúng tôi cần sự hỗ trợ thêm từ phía New Zealand để có thể trao đổi với EU và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các dòng hàng này không còn vướng mắc liên quan đến hình thức hay một số nội dung quy định trong giấy tờ. Những hỗ trợ kỹ thuật được kịp thời sẽ hỗ trợ cho vấn đề về thương mại thủy sản rất nhiều.

Về đầu tư, ngoài lĩnh vực về thức ăn và con giống, ông Nguyễn Hoài Nam mong muốn sẽ có nhiều sự quan tâm từ các đối tác xoay quanh vấn đề đầu tư xanh, tuần hoàn trong thời gian tới.

Với ngành cà phê, đại diện Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho hay, Quy định chống mất rừng (EUDR) gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong bối cảnh giá cà phê đang biến động mạnh, Hiệp hội đề nghị có những hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU.

Trong khi đó, với ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam – cho hay, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế. Theo đó, cùng với nguồn lao động tay nghề cao, Việt Nam sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu hợp pháp và nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước khá dồi dào để sản xuất ra các sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc. Mặt khác, các mẫu mã thiết kế sản phẩm của Việt Nam cũng đang hội nhập, đáp ứng với nhu cầu của thế giới. Do đó, ông Ngô Sỹ Hoài cho biết, cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ mong muốn và sẵn sàng hợp tác với các đối tác để mở rộng thị trường cho dòng sản phẩm này.

Mở rộng hợp tác nông nghiệp

Dưới góc nhìn của các đối tác quốc tế, ông Juliano Vieira - Tùy viên Nông nghiệp Đại sứ quán Brazil - bày tỏ, Brazil chia sẻ những khó khăn chung với Việt Nam trong bối cảnh dân số đang gia tăng, thói quen đang thay đổi, nhu cầu tiêu dùng cũng đang thay đổi.

Do đó Việt Nam và Brazil có thể cùng nhau chia sẻ các giải pháp để cùng vượt qua thách thức. Chúng ta không sao chép các giải pháp mà tìm ra các hướng đi phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, để làm sao giảm phát thải, tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong thời gian tới.

Đại diện Brazil cho rằng, các quốc gia không thể đơn độc trong việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển bền vững mà cần đến sự đồng hành, hợp tác với nhau.

Còn theo ông Ralph Bean - Tham tán nông nghiệp Hoa Kỳ, ứng phó với biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Biến đổi khí hậu đang diễn ra và Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều nhất trên thế giới.

Về những hợp tác của Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua, ông Ralph Bean cho biết, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam 4,4 triệu USD để triển khai dự án sử dụng phân bón đúng; dự án phối hợp với Việt Nam, thông qua ứng dụng phần mềm để giảm phát thải cho chăn nuôi,…

Ngoài ra, liên quan đến thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân, ông Ralph Bean nhấn mạnh việc Việt Nam cần tăng cường, đảm bảo chính sách minh bạch, bởi sẽ có những đầu tư lớn, các đối tác sẽ quan tâm trong các điều kiện cụ thể để cân nhắc đầu tư.

Số liệu từ Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, hiện ngành nông nghiệp Việt Nam có năng lực cung ứng với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt khoảng hơn 53 triệu USD. Việt Nam là nước xuất khẩu nông lâm thủy sản khá lớn, tốc độ tăng trưởng đều đặn. Với quy mô xuất khẩu tăng gấp đôi sau 10 năm qua, thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản đến nhiều thị trường trên thế giới.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nhấn mạnh, trong mỗi ngành hàng đều có quan hệ trao đổi giữa Việt Nam với các nước, không chỉ xuất hay nhập mà là sự đan xen của nhiều mặt hàng, vốn là các thế mạnh của nhau. “Dù là ngành hàng nào, lĩnh vực nào, quốc gia nào thì hiện nay mẫu số chung cho tất cả đó là tăng trưởng xanh, bền vững với những yêu cầu như an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý…”, Bộ trưởng khẳng định.

Chia sẻ với các Tham tán nông nghiệp của hơn 10 quốc gia, Bộ trưởng cũng nhắc đến việc phát triển cho nông hộ nhỏ, đặc biệt là ở những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang cần đến những tư vấn kỹ thuật hay hỗ trợ nguồn lực từ các quốc gia đi trước. Qua đó, hiện thực hóa được những tiềm năng, cơ hội hợp tác nông nghiệp trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu nông lâm thủy sản

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển