Thứ hai 25/11/2024 01:45

Hiệp định RCEP: Các điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hoá

So với các FTA khác, Hiệp định RCEP có những điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hoá, doanh nghiệp cần quan tâm để tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA này.

RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực chính thức kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Sau khi có hiệu lực, RCEP tạo thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, xét về quy mô dân số (với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới) và GDP hơn 27.000 tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.

Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP có những điểm mới mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN

Đáng chú ý, sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các bên ngay lập tức thực hiện các cam kết của mình, trong đó có các cam kết cắt bỏ thuế quan. Theo đó, các nước tham gia RCEP cam kết đối với toàn bộ biểu thuế, bao gồm các danh mục xoá bỏ thuế nhập khẩu, cắt giảm thuế và loại trừ đối với phạm vi nhỏ dòng thuế.

Bộ Công Thương cho biết, các nước đối tác cam kết tỷ lệ tự do hoá cho các nước ASEAN cũng như các nước ASEAN cam kết cho nhau khoảng 87,8-98,3% trong tỷ lệ tự do hoá một số nước đối tác dành cho nhau và một số nước ASEAN dành cho nước đối tác ở mức thấp hơn (83-89%). Sự khác biệt này phản ánh trình độ phát triển khác nhau giữa các nền kinh tế RCEP cũng như mối quan hệ thương mại đan xen trong khu vực.

Đối với Việt Nam, theo Bộ Công Thương, nước ta chào cho các nước ASEAN và các nước đối tác tỷ lệ tự do hoá thuế quan không cao hơn mức cam kết trong Hiệp định FTA ASEAN+ hiện hành, cụ thể chào cho ASEAN là 90,3%, cho Australia và New Zealand là 89,%, cho Nhật Bản, Hàn Quốc là 86,7%. Với Trung Quốc, Việt Nam chào tỷ lệ tự do hoá thuế quan 85,6%.

Trong khi đó, các nước đối tác chào cho Việt Nam tỷ lệ tự do hoá thuế quan cao hơn ta chào cho các nước đối tác tương ứng, cụ thể: Australia xoá bỏ 98,3, New Zealand xoá bỏ 91,4%, Nhật Bản xoá bỏ 87,8%, Hàn Quốc xoá bỏ 90,7% và Trung Quốc xoá bỏ 90,5%.

Bộ Công Thương đánh giá, Hiệp định RCEP có mức cam kết về mở cửa thị trường cơ bản tương đương với cam kết của các FTA ASEAN+ hiện hành.

Về quy tắc xuất xứ, RCEP quy định các nội dung quan trọng, bao gồm: Các trường hợp xác định hàng hoá có xuất xứ, cộng gộp, phương pháp tính hàm lượng giá trị khu vực, công đoạn gia công chế biến đơn giản, nguyên liệu đóng gói và bao bì.

Ngoài ra, quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP có những điểm mới, như: Cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá thuộc danh mục áp dụng đối xử khác biệt về thuế; quy tắc phản ứng hoá học; cách áp dụng và tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đối với một số loại chi phí; các loại chứng nhận xuất xứ.

Về cách xác định hàng hoá xuất xứ tại RCEP, Bộ Công Thương cho biết, hàng hoá được coi là có xuất xứ RCEP khi: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên; hàng hoá được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; hàng hoá được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ đáp ứng quy định.

Về hàng hoá có xuất xứ RCEP thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên RCEP thuộc một trong các trường hợp: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đây; động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đây; sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại đây; sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, nuôi trồng thuỷ sản thu lượm hoặc săn bắn tại đây; khoáng chất và các chất sản sinh tự nhiên khác...

Ngoài ra hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ tàu của các nước thành viên đó từ biển khơi phù hợp với luật pháp quốc tế; sản phẩm là chất thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở đó với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp để xử lý, thu hồi nguyên liệu thô hoặc cho mục đích tái chế; hoặc là hàng hoá đã qua sử dụng được thu gom với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp để xử lý, thu hồi nguyên liệu thô hoặc cho mục đích tái chế…

Hàng hoá có xuất xứ RCEP không thuần tuý khi đáp ứng một trong các tiêu chí: Có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) > = 40% giá FOB; chuyển đổi mã số hàng hoá; có sử dụng công đoạn gia công, chế biến. Trường hợp quy tắc cụ thể mặt hàng có nhiều quy tắc xuất xứ để lựa chọn, hàng hoá có xuất xứ khi đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ đó.

Tiêu chí xuất xứ RCEP được áp dụng phổ biến là chuyển đổi mã số hàng hoá (CTC), hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC 40). Tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng trong khu vực được tính trên cơ sở giá FOB. Theo đó, việc áp dụng tiêu chí CTC hoặc RVC tương đối phù hợp và thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Về cộng gộp xuất xứ RCEP, trong RCEP, quy tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng khu vực tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối RCEP.

Theo đó, RCEP áp dụng cộng gộp như: Hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên sử dụng làm nguyên liệu tại một nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hoá được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hoá cuối cùng.

Nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ở một nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hoá.

Về cách xác định xuất xứ trong trường hợp đối xử khác biệt về thuế: Quy tắc xuất xứ áp dụng cho cùng một mặt hàng xuất khẩu đi các nước RCEP khác nhau có thể không giống nhau. Đối với hàng hoá thuộc danh mục đối xử khác biệt về thuế, tiêu chí xuất xứ áp dụng cho cùng một mặt hàng có thể khác nhau do phụ thuộc một phần vào cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường của từng nước.

Trường hợp hàng hoá thuộc danh mục áp dụng khác biệt thuế có quy tắc xuất xứ bổ sung, nước xuất xứ có hàng hoá là nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hoá đó đáp ứng quy định và hàm lượng giá trị nội địa không thấp hơn 20%. Trường hợp các nước thành viên xuất khẩu không được xác định là nước xuất xứ theo quy định, nước xuất xứ là nước thành viên có tổng giá trị cao nhất các nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra hàng hoá tại nước thành viên xuất khẩu.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày