Thứ tư 27/11/2024 16:55

Hệ lụy từ việc ai cũng có thể bán hàng online

Hàng loạt người bán và gần như bán “tự do" khiến việc bán hàng online qua mạng xã hội trở nên phổ biến với không ít sản phẩm là hàng giả, hàng nhái.

Những năm qua, thị trường thương mại điện tử trong nước chứng kiến sự phát triển “thần tốc”. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này cũng dẫn tới một số hệ lụy, khiến thị trường trở nên thiếu kiểm soát.

Theo Báo cáo Kinh tế số khu vực Đông Nam Á năm 2021 của Google, Temasek, Bain & Company, nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt giá trị 220 tỷ USD vào năm 2030. Trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025 của Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 doanh thu bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt mức 35 tỷ USD. Tương đương tốc độ tăng trưởng 25% mỗi năm và chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Trên thực tế, tiềm năng thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam vẫn liên tục được mở rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho thấy, năm 2021 tổng số bán lẻ hàng hóa trên môi trường trực tuyến đạt 13,5 – 13,7 tỷ USD, năm 2022 là 16,5 tỉ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trực tuyến có thể đạt 38 - 39 tỉ USD.

Hàng loạt các sản phẩm hàng giả, hàng nhái được bán qua livestream trên mạng xã hội

Những con số phát triển “thần tốc” này là một tín hiệu đáng mừng cho thấy tiềm năng khổng lồ của thị trường kinh doanh trực tuyến trong nước.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này cũng đi kèm những hệ lụy. Đó là khi các nền tảng pháp lý, văn hóa kinh doanh chưa theo kịp với tốc độ phát triển. Từ đó sẽ nảy sinh ra rất nhiều vấn đề.

Thực tế, hiện nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt người bán hàng online tự do ở khắp nơi: Từ các tài khoản cá nhân trên trang Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok, Youtube... Họ có thể bán hàng thông qua hình thức đăng bài viết kêu gọi, đăng hình ảnh, video, và đang phổ biến những năm gần đây là hình thức livestream. Có giai đoạn, “người người livestream, nhà nhà livestream” bán hàng. Sự thành công của các “ngôi sao bán hàng livestream” càng khiến cơn sốt bán hàng livestream rầm rộ hơn.

Hàng loạt người bán và gần như bán “tự do" khiến việc bán hàng online qua mạng xã hội trở nên phổ biến với không ít sản phẩm là hàng giả, hàng nhái.

Chia sẻ tại một tọa đàm về bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ mới đây, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương cho biết, các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ được đánh giá là kênh tiêu thụ chính hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Có lẽ phải đến 80-90% hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay được tiêu thụ, mua bán trên mạng.

Từ đầu năm 2023 đến nay, cơ quan quản lý thị trường đã kiểm tra, thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm giả các thương hiệu nước ngoài được bán livestream trên Zalo, Facebook từ các cơ sở tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác.

Mới đây nhất, tại Vĩnh Long, lực lượng chức năng đã kiểm tra tại hộ kinh doanh M.T nằm trong khu dân cư thuộc P.4, TP. Vĩnh Long. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện nhiều quần áo, nước hoa, mỹ phẩm, giày dép, thực phẩm chức năng, linh kiện điện thoại và các nhu yếu phẩm khác… trị giá hơn 300 triệu đồng, không có hóa đơn, chứng từ và hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng được đăng ký độc quyền tại Việt Nam. Tất cả số hàng hóa trên được hộ kinh doanh này bán qua kênh livestream trên mạng xã hội.

Hay trước đó, tại Gia Lai, lực lượng chức năng cũng đã xử phạt hơn 50 triệu đồng với một cơ sở Livestream, chốt đơn bán hàng trực tiếp các sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm giả trên mạng xã hội Facebook.

Có thể thấy rằng, vấn nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan trên thị trường đang ngày càng khó kiểm soát. Chưa kể, đối với những ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm... bị giả mạo, không đảm bảo chất lượng còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người tiêu dùng khi sử dụng.

Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm, nhiều người bán hàng online còn có những hành vi phản cảm, lột quần áo ngay trên sóng livestream để “câu” tương tác. Hay từ bán hàng online qua livestream bỗng dưng một ngày trở thành “ngôi sao mạng xã hội”, có cả triệu lượt theo dõi, hàng ngàn fan hâm mộ. Và rồi từ đó, họ nảy sinh những hành vi ngông cuồng, bất chấp, như livestream chuyên chửi tục, chửi thề…

Có thể thấy, việc ai cũng có thể bán hàng online thông qua mạng xã hội không chỉ tồn tại những lỗ hổng trong kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, gây nhiều hệ lụy về vật chất, tinh thần cho người tiêu dùng. Và để chấn chỉnh được tình trạng này thì không chỉ cần sự chặt chẽ về mặt pháp luật, sự tăng cường quản lý của các cơ quan chức năng mà còn cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?