Thứ hai 23/12/2024 23:20
Báo Công Thương tổ chức hội thảo xác định ngày truyền thống:

Hành trang vô giá từ mùa thu lịch sử 1945

Ngày 8/9/2023 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo xác định ngày thành lập, ngày truyền thống Báo Công Thương.

Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Công Thương chủ trì Hội thảo.

Dự Hội thảo có nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đại diện Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III- Cục Văn thư lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ), Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam.

Quang cảnh Hội thảo

Hội thảo còn có sự tham gia của nhiều chuyên gia lịch sử, các nhà báo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu có uy tín cùng lãnh đạo Văn phòng Bộ Công Thương, Vụ Pháp chế Bộ Công Thương; nguyên lãnh đạo, lãnh đạo Báo Công Thương.

Lựa chọn phương án ngày 2/10/1945

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh nêu rõ, được sự nhất trí của lãnh đạo Bộ Công Thương, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo tổ chức nhằm mục đích tôn vinh các giá trị truyền thống của đất nước, của Bộ Công Thương và của Báo Công Thương.

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh phát biểu

Việc xác định các thời điểm liên quan đến ngày truyền thống, ngày thành lập của Báo Công Thương xuất phát từ thực tiễn lịch sử phát triển của Báo Công Thương. Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển của Bộ Công Thương, Báo Công Thương hiện nay cũng trải qua nhiều thời kỳ phát triển và hiện nay là sự hội tụ tập trung của nhiều cơ quan báo chí của Bộ Công Thương qua các thời kỳ”, đồng chí Nguyễn Văn Minh nêu rõ.

Xuất phát từ thực tế đó, lãnh đạo và tập thể Báo Công Thương mong muốn thông qua Hội thảo được lắng nghe ý kiến các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để có thể sớm đi đến thống nhất, đồng thuận và để có căn cứ để lãnh đạo Báo trình lãnh đạo Bộ Công Thương ra quyết định về công nhận Ngày truyền thống và Ngày thành lập Báo Công Thương.

This browser does not support the video element.

Trên cơ sở các văn bản, tài liệu được biết hiện có cho đến nay, Lãnh đạo Báo Công Thương thống nhất lựa chọn phương án lấy ngày 2/10/1945- ngày Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc dân Nguyễn Mạnh Hà trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Nghị định số 8-BKT/VP về tổ chức bộ máy của Bộ Quốc dân Kinh tế trong đó tại điều 4 của Nghị định về các phòng Sự vụ có phòng ba là Phòng Kinh tế tập san có nhiệm vụ xuất bản Việt Nam Kinh tế tập san, là Ngày thành lập đồng thời là Ngày truyền thống của Báo Công Thương.

Phương án chọn ngày 2/10/1945 được xác định là vừa có ý nghĩa lịch sử, thể hiện chiều dài lịch sử, bề dày lịch sử của tờ báo, vừa có tài liệu, quyết định của cơ quan có thẩm quyền chứng minh, vừa có ý nghĩa giáo dục truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về công nhận ngày truyền thống được quy định tại Nghị định số 111/2018/NĐ-CP của Chính phủ theo đó có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ; ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm công nhận ít nhất là 10 năm; có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.

Đặc biệt, Nghị định số 8-BKT/VP ngày 2/10/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế là minh chứng cho thấy ngay từ khi ra đời, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoa đã đặc biệt coi trọng công tác vận động tuyên truyền cũng như xuất bản báo chí, coi đây là công việc hàng đầu của Chính phủ.

Việc thành lập Bộ Quốc dân Kinh tế ngay trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nói lên một khát khao tột bậc của Bác Hồ là nước độc lập, tư do nhưng nhân dân phải ấm no, hạnh phúc và phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất. Mốc thời gian 2/10/1945 còn cho thấy sứ mệnh thiêng liêng của cơ quan ngôn luận Bộ Công Thương: Muốn phát triển kinh tế trước hết phải tuyên truyền thật tốt đường lối kinh tế.

Đặc biệt tháng 10/1945 còn có một ngày rất ý nghĩa là ngày 13/10/1945, Bác Hồviết thư riêng gửi giới Công Thương Việt Nam, trong đó Người nhấn mạnh vai trò to lớn của giới Công Thương trong công cuộc kiến thiết đất nước. Sự kiện này cùng với việc ra đời Báo Công Thương chứng minh rõ nét Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rất quan tâm tới ngành Công Thương và công tác thông tin, tuyên truyền của ngành Công Thương.

Phát biểu tại Hội thảo, các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định, việc tổ chức Hội thảo là việc làm rất có ý nghĩa và hết sức cần thiết nhằm tôn vinh các truyền thống lịch sử của đất nước nói chung cũng như truyền thống của Bộ Công Thương và Báo Công Thương nói riêng.

Nhiều chuyên gia khẳng định, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới được thành lập, giữa bộn bề công việc của một chính thể mới trong việc ổn định tình hình, giải quyết các vấn đề cấp bách nhất giữa bối cảnh vô cùng phức tạp lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vẫn hết sức coi trọng vai trò của công tác thông tin tuyên truyền coi tuyên truyền cần đi trước một bước để tạo ra sự ổn định cho phát triển của một nước Việt Nam mới.

Đặc biệt các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhà báo thống nhất cao với đề xuất của Ban Biên tập Báo Công Thương lấy ngày 2/10/1945- ngày Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Nghị định số 8-BKT/VP là Ngày truyền thống của Báo Công Thương.

Các chuyên gia, nhà báo đồng thuận cao

Nhà báo Phạm Văn Huấn, nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân cho rằng, Báo Công Thương là cơ quan báo chí có truyền thống rất đáng khâm phục. Là sự hội tụ của nhiều cơ quan báo chí, Báo Công Thương ngày càng có sự cải tiến và đi lên về chất lượng. Ông cho rằng, việc chọn ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống, đồng thời là Ngày thành lập Báo Công Thương là phù hợp.

Nhà báo Phạm Văn Huấn phát biểu

Nhà báo Bùi Đức Khiêm, nguyên Tổng Biên tập báo Công Thương trong phát biểu khẳng định, Báo Công Thương là tờ báo có bề dày năm tháng, cùng các nỗ lực cố gắng qua các thời kỳ được Nhà nước ghi nhận.

Nhà báo Bùi Đức Khiêm phát biểu tại Hội thảo

Đồng thời ông Bùi Đức Khiêm đánh giá cao việc tìm ra các tư liệu liên quan đến các thời kỳ phát triển của Báo Công Thương rất đáng quý và công việc này cần tiếp tục được đẩy mạnh để có các căn cứ thuyết phục, xác đáng liên quan đến thời điểm ngày truyền thống cũng như ngày thành lập các cơ quan báo chí tiền thân của Báo Công Thương.

Dưới góc độ chuyên môn sử học, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá cao việc chuẩn bị Hội thảo của Ban biên tập báo Công Thương với tinh thần thận trọng, kỹ lưỡng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Theo ông Dương Trung Quốc, sự kiện ngày 2/10/1945 khi Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà ký nghị định thành lập cơ cấu của Bộ Quốc dân Kinh tế là rất có ý nghĩa, khẳng định công tác báo chí là công tác phải đi trước một bước. Việc lấy ngày này là Ngày truyền thống Báo Công Thương là rất phù hợp, đồng thời gắn với ngày 13/10/1945 là ngày Bác Hồ gửi thư cho giới Công Thương.

Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đánh giá cao quyết tâm của Ban biên tập báo Công Thương trong việc xác định ngày truyền thống, ngày thành lập với tinh thần thận trọng, khách quan, khoa học mà việc tổ chức hội thảo hôm nay là minh chứng cho tinh thần này.

Ông Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu

Thống nhất phương án đề xuất lấy ngày 2/10/1945 là ngày truyền thống và ngày thành lập Báo Công Thương song ông Hồ Quang Lợi cho rằng, Báo Công Thương vẫn cần tiếp tục nỗ lực trong việc sưu tầm thêm các văn bản, tài liệu gốc để công tác chọn thời điểm ngày truyền thống và ngày thành lập mang tính phù hợp và thuyết phục hơn.

Tại Hội thảo, nhà báo, nhà nghiên cứu Kiều Mai Sơn đã chia sẻ thêm nhiều cứ liệu lịch sử từ Bộ Quốc dân Kinh tế đến Bộ Công Thương hiện nay.

Ông Kiều Mai Sơn trao tặng Báo Công Thương bản photo ấn phẩm Việt Nam Kinh tế nguyệt san, xuất bản tháng 5/1946

Đặc biệt ông Sơn đã trao cho Báo Công Thương bản phô tô trang bìa ấn phẩm Việt Nam Kinh tế nguyệt san được xuất bản vào tháng 5/1946. Đây là tài liệu rất quý hiếm về ấn phẩm được biết xuất bản sớm nhất kể từ sau khi có Nghị định số 8-BKT/VP của Bộ Quốc dân Kinh tế, đồng thời góp thêm tư liệu quan trọng nhằm xác định ngày truyền thống và ngày thành lập Báo Công Thương.

Ông Phạm Quang Tiến phát biểu

Ông Phạm Quang Tiến, đại diện Trung tâm lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) trong phát biểu cho rằng, thời điểm ngày 2/10/1945 rất cần được nhấn mạnh, bởi đây bên cạnh bằng chứng lịch sử cho thấy việc coi trọng công tác tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn là chứng cứ pháp lý sớm nhất liên quan xác định ngày truyền thống và ngày thành lập Báo Công Thương.

Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo lão thành Hà Đăng (năm nay 94 tuổi) cho rằng, nội dung Hội thảo là rất có ý nghĩa. Nhà báo Hà Đăng khẳng định không có mâu thuẫn giữa tài liệu được Ban biên tập báo chuẩn bị và thực tế ý kiến được thảo luận tại hội thảo hôm nay.

Nhà báo lão thành Hà Đăng phát biểu

Việc xác định đúng ngày truyền thống có tác dụng cổ vũ chúng ta để làm tốt hơn công tác truyền thông của Báo Công Thương và công tác chung của Bộ Công Thương ngày càng phát triển”, ông Hà Đăng nêu ý kiến.

Bà Nguyễn Thị Dung, đại diện Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong phát biểu, sau khi có quyết định của Bộ Công Thương về việc xác định Ngày truyền thống và Ngày thành lập Báo Công Thương, Cục Văn hoá cơ sở sẽ thông báo các bước tiếp theo về quy trình thủ tục để cơ quan có thẩm quyền có văn bản gửi sang Báo Công Thương hoàn thành thủ tục.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương Nguyễn Anh Sơn phát biểu
Bà Nguyễn Thị Dung, đại diện Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu

Kết luận Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh trân trọng cảm ơn các đại biểu tham gia và đóng góp ý kiến tại Hội thảo, đặc biệt trong việc cung cấp thêm các tài liệu như các sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài liệu về ấn phẩm Việt Nam kinh tế nguyệt san, giúp thêm cơ sở để Ban biên tập Báo Công Thương hoàn thiện văn bản trình lãnh đạo Bộ Công Thương công nhận ngày truyền thống cũng như ngày thành lập Báo Công Thương.

Các đại biểu dự Hội thảo

Hội thảo đã đạt mục tiêu đề ra với việc đưa ra các ý kiến với sự phân tích xác đáng làm sáng tỏ những căn cứ pháp lý, lý luận, lịch sử và thực tiễn để đi đến đồng thuận cao phương án đề xuất của Ban biên tập lấy ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương, đồng thời tiếp tục làm rõ thêm thời điểm Ngày thành lập, ngày xuất bản số đầu tiên của Việt Nam Kính tế tập san, tiền thân Báo Công Thương”, đồng chí Nguyễn Văn Minh nói.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”