Chủ nhật 22/12/2024 21:44

Hải Phòng tiếp giữ vững vị trí top đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội

Trong 6 tháng đầu năm, thành phố Hải Phòng tiếp tục nằm trong top đầu của cả nước về một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh

Báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng lần thứ 18, khóa XVI, thay mặt UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2024; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024.

Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2024, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng cho biết, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục phát triển mạnh mẽ, được xếp trong tốp đầu cả nước.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu thăm quan một số mô hình sản xuất công nghiệp

Về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 10,32% so với cùng kỳ năm 2023, gấp trên 2,6 lần cả nước, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; đứng đầu 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2023, đảm bảo kế hoạch năm 2024. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 60.800 tỷ đồng, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2023, bằng gần 57% dự toán HĐND thành phố giao, trong đó: Thu nội địa đạt trên 29.800 tỷ đồng, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 66% dự toán HĐND thành phố giao; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt trên 30.000 tỷ đồng, tăng trên 4% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 50% dự toán HĐND thành phố giao.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 90.500 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ, bằng trên 43% kế hoạch năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 17 tỷ USD, tăng trên 28% so với cùng kỳ, đạt trên 51% kế hoạch năm 2024. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 75 triệu tấn, tăng trên 9% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 39% kế hoạch năm 2024. Số lượng khách du lịch đạt gần 4,2 triệu lượt khách, tăng trên 16% so với cùng kỳ năm 2023, bằng gần 47% kế hoạch năm 2024. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,55 tỷ USD, bằng trên 77% kế hoạch năm 2024.

Hiện thành phố Hải Phòng tiếp tục phấn đấu khởi công các dự án trọng điểm: Xây dựng cầu Nguyễn Trãi; đường vành đai 2; cải tạo hè, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Lợi vào quý III/2024. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bến cảng số 3 đến số 6 tại Cảng Quốc tế Tân Vũ - Lạch Huyện, sẽ hoàn thành trong tháng 5/2025. Đang tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách số 2, Dự án mở rộng sân đỗ máy bay và Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, sẽ khởi công vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025. Đã hoàn thiện thủ tục, các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 5 khu công nghiệp. Đã thành lập thêm 3 cụm công nghiệp tại các huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên và huyện An Lão. Đã khởi công 8 dự án nhà ở xã hội với 15.000 căn, hoàn thành kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2022 -2025. Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 5.500 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch HĐND thành phố giao.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng báo cáo tại Kỳ họp 18, HĐND khóa XVI

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cũng cho biết, năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố được xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; chỉ số cải cách hành chính được xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố; chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính được xếp thứ 5/63 tỉnh thành phố. Thành phố đang triển khai 81 nhiệm vụ về chuyển đổi số, với kinh phí trên 500 tỷ đồng; phấn đấu đưa Hải Phòng vào tốp đầu trong cả nước về chuyển đổi số và là địa phương đầu tiên triển khai hạ tầng 5G diện rộng.

Kiến nghị hàng loạt chính sách đặc thù để Hải Phòng bứt phá

Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng thẳng nhắn nhìn nhận một số hạn chế, trong đó một số chỉ tiêu chưa bám sát kế hoạch đề ra, đó là: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội; sản lượng hàng qua cảng và số lượng khách du lịch; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp hơn so với cùng kỳ, chỉ được xếp trong tốp 30 các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công; thu ngân sách tăng cao, nhưng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm 5,5% so với 6 tháng năm 2023; tình trạng tại nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp; chưa kiềm chế được tai nạn giao thông theo kế hoạch đã đề ra; vẫn còn xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm 2024, ngoài các nhiệm vụ đã ghi trong Nghị quyết từ đầu năm 2024, những tháng còn lại, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đặc biệt là các chỉ tiêu: tổng vốn đầu tư toàn xã hội; sản lượng hàng qua cảng và số lượng khách du lịch. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc công tác thu ngân sách, đặc biệt rà soát các nguồn thu, các sắc thuế; chống thất thu để tăng thu ngân sách. Rà soát các nguyên nhân đang làm chậm công tác giải ngân vốn đầu tư công như: Quyết toán các dự án đã hoàn thành; đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ để phê duyệt các dự án mà HĐND thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Tập trung tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư công và các dự án lớn trên địa bàn. Hoàn thành việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng....

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng

Đáng chú ý, chiều ngày 17/7, tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng, lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng tiếp tục đề nghị Chủ tịch Quốc hội ủng hộ việc bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho thành phố Hải Phòng; thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng nhằm tạo tiền đề quan trọng cho Hải Phòng phát triển kinh tế bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng của cả nước, lan tỏa cả vùng miền; đồng ý bổ sung việc sơ kết Nghị quyết số 35/2021/QH15 vào nội dung kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024) và bổ sung việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho thành phố Hải Phòng, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội để Chính phủ có cơ sở trình Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 35 tại kỳ họp Quốc hội tháng 5/2025.

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự