Hai dự án Luật liên quan đến giao thông đường bộ: Tránh quyền anh quyền tôi

Lĩnh vực giao thông đường bộ là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều người bởi vậy Quốc hội đã dành gần trọn ngày làm việc 16/11/2020 để thảo luận dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Ý kiến chung của nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn là việc cùng lúc có hai luật cùng liên quan đến giao thông đường bộ là không cần thiết do đây là hai mảng có nhiều đối tượng, phạm vi điều chỉnh cũng như trùng lắp về các quy định.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) nêu rằng xu hướng chung là “pháp điển hóa” tức là tích hợp lại thành một luật dễ thực hiện cũng như thuận lợi cho chấp hành và xử lý. “Chúng ta không nên đi ngược lại xu hướng này. Lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông cũng chưa bức thiết đến độ phải ban hành luật theo theo quy trình rút ngắn như Luật bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.

Đại biểu Quốc hội: Nên có Bộ luật giao thông đường bộ
Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận sáng 16/11

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cảnh báo, thêm luật có thể thêm thủ tục hành chính, rồi đến tình trạng “quyền anh quyền tôi”. Theo đại biểu, giao thông đường bộ là chỉnh thể, tách ra là vi phạm các nguyên lý pháp lý.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nêu, nếu phân tách luật thì hệ quả Luật Giao thông đường bộ không còn đúng nghĩa. An toàn giao thông là mục đích chứ không phải đối tượng điều chỉnh; quy tắc an toàn giao thông không chỉ yêu cầu ở con người, mà còn về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông… Đại biểu nhấn mạnh, khi thiết kế hạ tầng giao thông thì yếu tố đầu tiên và trên hết vẫn là an toàn.

Đại biểu Cao Văn Trọng (Bến Tre) cho rằng, thay vì phân tách giao thông đường bộ thành hai luật thì nên quy định chung trong Luật Giao thông đường bộ sẽ hợp lý hơn. Đại biểu cho rằng, nếu phân tách luật thì sẽ có nhiều nội dung giao thoa, trùng nhau.

“Nếu không làm rõ trong quy định chung thì việc xử lý quy tắc giao thông đường bộ cũng sẽ gây sự khó hiểu, chồng chéo”, đại biểu nói.

Một số đại biểu trong đó có đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng không cần phải tách riêng quy định về an toàn giao thông đường bộ trong Luật giao thông đường bộ để xây dựng thành luật riêng mà nâng lên thành Bộ luật giao thông đường bộ.

Tranh luận về việc nên có một hay hai luật liên quan đến giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường bộ tại nghị trường sôi nổi đến độ gần cuối phiên thảo luận sáng, có đại biểu đề xuất Quốc hội lấy ngay ý kiến đại biểu Quốc hội về vấn đề này rồi mới tiến hành phiên thảo luận buổi chiều.

Phát biểu về vấn đề này, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng việc thảo luận dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ vẫn cần được tiến hành như chương trình kỳ họp đã được các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua.

Kết thúc thảo luận buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ trong vai trò điều hành phiên thảo luận cho rằng, việc phân tách thành hai luật là vấn đề rất lớn. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội sau khi thảo luận về dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều 16/11/2020”- Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ nói.

Lộc - Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Xem thêm